“Mắt thần” Mỹ có thể giúp Việt Nam khống chế toàn bộ Biển Đông
Không quân, Không quân hải quân và máy bay của Lính thủy đánh bộ Mỹ đều tham gia vào các cuộc không kích trên chiến trường Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam, nhưng lại có tới hai hệ thống Cơ sở dữ liệu chiến thuật đề kiểm soát và điều hành tác chiến.
Không quân Hải quân và Không quân Lính thủy Đánh bộ Mỹ có thể đồng bộ hóa các hoạt động tác chiến giữa Thủy quân lục chiến máy bay có thể hoạt động như một lực lượng thống nhất nhờ đồng bộ hóa Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Lính thủy đánh bộ (MTDS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Hải quân (NTDS) thông qua NTDS A-Link (mã NATO Link 11).
Nhưng giữa liên quân Lính thủy đánh bộ – Hải quân và Không quân không có sự nhất thể hóa hệ thống điều hành tác chiến và kiểm soát đường không. Dù các lực lượng không quân có một hệ thống điều hành và kiểm soát được vi tính hóa các radar giám sát và trung tâm chỉ huy liên kết với nhau trong một khu vực bao phủ tất cả các nước Việt Nam, Lào và Thái Lan .
Để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật không quân (ATDS) và NTDS / MTDS, Không quân gửi trắc thủ đến MACS-4.Trắc thủ Không quân Mỹ được sử dụng một màn hình giám sát và thông qua hệ thống thông tin MTDS / NTDS kiểm soát đường không và cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân bằng điện thoại và ngược lại, nhận thông tin từ Không quân và cung cấp cho hệ thống NTDS / MTDS. Một công việc thực sự không dễ chịu vào thời gian này.
Trung tâm kiểm soát chiến thuật đường không – Vùng chiến thuật phía Bắc
Trạm radar truyền tiếp thông tin chiến thuật đường không trên đỉnh Sơn Trà khi liên kết phối hợp với MASC – 4 trở thành Trung tâm kiểm soát chiến thuật đường không – Vùng chiến thuật phía Bắc (TACC – NS) có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ Thái Lan và truyền đạt thông tin đến Bộ chỉ huy Không quân HQ 7AF ở Sài Gòn, đầu mối kiểm soát tất cả các hoạt động không quân chiến thuật trên Bắc Việt Nam và Lào. Căn cứ đóng trên cao điểm 621, Núi Khỉ thuộc Bán đảo Sơn Trà, 5.8 dặm phía đông bắc căn cứ không quân Đà Nẵng.
TACC-NS “Trong vùng – In Coutry” có nhiệm vụ phòng không cho tất cả các lực lượng đồng minh tại Việt Nam thông hệ thống radar đáng kinh ngạc của MACS – 4 có radar tầm xa, có khả năng trinh sát và cảnh báo sớm mở rộng từ DMZ (tuyến phi quân sự – Vĩ tuyến 17) đến sâu bên trong Trung Quốc.
TACC – NS có nhiệm vụ cảnh báo sớm cho các đơn vị phòng không là biên đội hai chiếc tiêm kích đánh chặn F-102 Delta Dagger của (lực lượng phòng không – vũ trụ Nam Mỹ – Phòng không không quân Mỹ NORAD / ADC trước 5-15 phút hoặc 60 phút đối với lực lượng Không quân tại căn cứ không quân Đà Nẵng. Ngoài ra, TACC-NS “In Coutry” đưa ra các cảnh báo sớm cho cho lực lượng máy bay F-4 thuộc lực Không đoàn 3 Lính thủy đánh bộ Mỹ tại sân bay Chu Lai, phía nam Núi Khỉ. Đồng thời TACC-NS “In Coutry” sẽ cảnh báo kích hoạt các khẩu đội tên lửa SAM Hawk thuộc Lính thủy đánh bộ Mỹ trên các trận địa phòng không.
Nhiệm vụ trọng tâm của TACC-NS là “Ngoài khu vực – Out Coutry” kiểm soát các phi vụ không kích trên miền Bắc Việt Nam và Lào. Bao gồm các nhiệm vụ Không đối Không (chống MiG), tập kích đường không (Không kích ngày và Không kích đêm), ngăn chặn, trinh sát, cứu hộ phi công bị bắn rơi, chiến dịch đặc biệt (LS-85, Sơn Tây, vv) các sứ mệnh trinh sát đặc biệt (U-2 và SR-71 ). TACC–NS cũng liên lạc trực tiếp với Lima Site 85 trong nhiều tháng tồn tại của đơn vị này.
TACC – NR trực kiểm soát, điều hành tác chiến trên đỉnh núi Khỉ, cao điểm 621
Mỗi ngày kíp trực chiến TACC – NR giao ban trực tuyến với kíp trực chiến của Trung tâm chỉ huy không quân tại Sài Gòn, báo cáo tình hình không kích, tình hình phòng không chống MiG từ đảo Hải Nam Trung Quốc, lực lượng không quân miền Bắc Việt Nam, cứu hộ phi công, tiếp nhận các mệnh lệnh yểm trợ đường không cho những chiến dịch và sứ mệnh đặc biệt. Nhiệm vụ không kích ngày hôm sau, giao ban kỹ thuật bao gồm thông tin liên lạc, điện tử, bảo trì radar và máy tính. Kíp trực mới bắt đầu hoạt động vào 07:00 am.
Những “hoạt động” của 24 giờ mỗi ngày bình thường là ngày không kích Alpha Strike. Điều này có nghĩa là quan sát điều hành đường không của cụm binh lực 110 máy bay chiến đấu cho một nhiệm vụ đánh bom tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Các lực lượng tham gia là F-105 cường kích mang bom, F-4C tiêm kích chống Mig, F-105 Wild Weasel chống tên lửa SAM, F-105 chống pháo phòng không, RF-4C trinh sát chiến thuật (trước và sau các cuộc tấn công).
Nhưng số lượng này sẽ tăng cường gấp đôi khi có sự tham gia của lực lượng tập kích đường không từ Không quân Hải quân. Thực sự, các hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam là những đối thủ ghê gớm nhất mà lực lượng không quân Mỹ từng đối mặt.
Các vùng hoạt động của Không quân Mỹ trên 3 nước Đông Dương
Những phi đoàn bay vào không kích trên vùng trời miền Bắc Việt Nam được tiếp nhiên liệu trên không bằng những máy bay tiếp dầu KC-135 được triển khai ở Okinawa và Utapao. Những chiếc máy bay này bay theo một đường bay đặc biệt có mã hiệu là “anchors – neo” trên không phận của Lào và Vịnh Bắc Bộ. Các máy bay này được kiểm soát và dẫn đường bởi các đài radar không lưu từ đỉnh Núi Khỉ, Đông Hà và Udorn và phục vụ các đội bay vào thực hiện nhiệm vụ hoặc thoát ly nhiệm vụ, cung cấp nhiên liệu khẩn cấp cho các nhóm F-4C tuần tiễu chống MiG.
Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của TACC – NS là điều hành vũ điệu trên không của lực lượng cứu hộ phi công SAR với các đội bay cứu hộ CROWN và QUEEN.
Kiểm soát các hoạt động không kích trên chiến trường miền Bắc Việt Nam
Từ Núi Khỉ trên bán đảo Sơn Trà, TACC – NS thông tin liên lạc trên kênh VHF / UHF với lực lượng không quân bằng máy bay chuyển tiếp thông tin liên lạc C-135, mật danh Luzon / Wager.
Nhiệm vụ buổi sáng của TACC-SR thật sự rất lớn và đôi khi hỗn loạn. Thêm vào đó các phi vụ của B-52 ARC LIGHT, FB-111, EB-66, B-57, U-2 và SR-71 mà TACC – SR phải theo dõi và đó là đã hoàn thành nhiệm vụ trước bữa ăn trưa . Sau đó là đến buổi chiều và chuẩn bị cho không kích đêm.
Những công việc hỗn độn này lặp đi lặp lại ngày đêm, tháng này qua tháng khác. Tất cả được đánh dấu dày đặc trên bảng tiêu đồ, với đầy đủ dấu hiệu cuộc gọi, căn cứ sân bay, loại máy bay, bom đạn, mục tiêu, loại mục tiêu / địa điểm, thời gian so với mục tiêu, lộ trình máy bay tiếp dầu, và nhiều hơn nữa. Một khối lượng khổng lồ thông tin mà TACC-NS phải ghi trên tấm bảng mica lớn và nhập vào máy tính Burroughs / Honeywell / SDC.
Những hoạt động dày đặc đường không mà con người phải gọi qua điện thoại và cập nhật thông tin thực tế vô cùng rối loạn và cần được tự động hóa thật nhanh.
Nhưng giữa hai hệ thống ATDS và NTDS/MTDS có ít nhất hai vấn đề kỹ thuật:
1. các liên kết dữ liệu song song MTDS/ NTDS có tốc độ 30-bit trong khi liên kết dữ liệu Không quân Hoa Kỳ là tốc độ cao nối tiếp
2. các định dạng dữ liệu hoàn toàn khác nhau.
Nhưng yêu cầu thực sự rất cấp thiết, nếu có một sự chuyển tiếp tự động giữa hai hệ thống thì ở Sài Gòn, Udom, Đà Nẵng có thể thấy được bức trang toàn cảnh các hoạt động chiến thuật đường không ở Biển Đông, Biển Đông, Vịnh Bắc Bộ, Bắc và Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan. Các căn cứ quan sát và trinh sát đường không của Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trên núi Khỉ là địa điểm thuận lợi nhất để liên kết phối hợp.
Khi được báo cáo về khả năng này, Chủ tịch tham mưu liên quân Mỹ đã ban hành chỉ thị thực hiện nhanh. Một nhóm kỹ thuật được thành lập để tổ chức hệ thống kỹ thuật nhằm chuyển các định đổi các định danh thông tin tự động. Nhóm đề nghị sử dụng một máy bay trực thăng vận tải chứa các thiết bị chuyển đổi định dang thông tin. Hoạt động chuyển đổi định dang được thực hiện trong máy tính CP-808 thuộc Trung tâm truyền thông dữ liệu chiến thuật (Beach Relay).
Theo khái niệm này, máy tính của trạm radar Lính thủy đánh bộ Mỹ được coi như là một trạm radar của Không quân (Beach Relay) sẽ cung cấp thông tin từ Link 11 về ATDS của Không quân Mỹ trên đỉnh Núi Khỉ và ngược lại sẽ cung cấp thông tin cho hệ thống MTDS / NTDS bức tranh toàn cảnh tình hình hoạt động của Không quân Mỹ.
Nhiệm vụ thiết kế hệ thống chuyển đổi định dạng thông tin được giao cho Phòng thí nghiệm Điện tử Hải quân Mỹ tại San Diego thiết kế hệ thống, chế tạo các thiết bị và cài đặt trong một máy bay trực thăng của MTDS, mật danh Iron Horse. Các nhà lập trình MTDS đã viết chương trình máy tính có thể dịch giữa hai định dạng dữ liệu. Trực thăng mới được hoàn thiện trang bị vào tháng 7.1967 và sẵn sàng thử nghiệm chương trình máy tính sửa đổi.
Mùa hè năm 1968, trực thăng Iron Horse đã có mặt hoạt động trên đỉnh Núi Khỉ, Trung tâm chỉ huy không quân Mỹ ở Thái Lan có thể quan sát toàn cảnh hoạt động đường không tại Việt Nam, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông, trong khi đó tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân ở Vịnh Bắc Bộ có thể quan sát các hoạt động tác chiến đường không của Không quân Mỹ ở phía tây Thái Lan thông qua MTDS và Trung tâm truyền thông dữ liệu chiến thuật Beach Relay.
Trung Tá William A. Cohn là sĩ quan chỉ huy của MACS-4 ở Việt Nam trực tiếp viết thư cho ông Gordon Murphy của Litton Systems, Inc, nhà thiết kế MTDS. Ông cho biết chỉ trong tháng 6.1967, hệ thống đã chạy hơn 8000 giờ hoạt động liên tục và chỉ có hai giờ lỗi.
Trong tháng 3.1968, MACS-4 hỗ trợ đến 14.000 lượt máy bay của Không quân, Lính thủy đánh bộ và Hải quân. Trong 11 tháng hoạt động cứu được 1100 trường hợp có nguy cơ máy bay chiến đấu bị hỏng và phi công nhảy dù.
Vị trí chiến lược của bán đảo Sơn Trà
Từ những kinh nghiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân, Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ trên bán đảo Sơn Trà, có thể nhận thấy, quân đội Mỹ đã hoàn thiện một Trung tâm kiểm soát, điều hành các hoạt động tác chiến đường không của 3 lực lượng khác nhau trên một không gian rộng lớn của 3 nước Đông Dương và kiểm soát toàn bộ vùng trời Biển Đông đến gần Philiphines.
Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật đường không này không chỉ kiểm soát và cung cấp thông tin toàn cảnh không gian chiến trường Đông dương rộng lớn, mà còn điều phối các hoạt động phòng không bờ biển của các tổ hợp tên lửa phòng không Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Nếu trên khu vực Núi Khỉ được lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát và điều hành tác chiến của các chiến hạm Hải quân (có thể điều này đã được thực hiện), trung tâm kiểm soát và điều hành tác chiến khu vực Đông Dương trên bán đảo Sơn Trà có thể là một trung tâm tác chiến chiến dịch – chiến thuật Không – Biển hiện đại, bao trùm toàn bộ không gian biển Đông, từ đảo Hải Nam đến toàn bộ vùng biển Hoàng Sa, đến đảo Phú Quý, phía Bắc là toàn bộ Vịnh Bắc Bộ.
Hệ thống truyền thông cơ sở dữ liệu chiến thuật có thể liên kết với các trạm radar khác ven bờ biển phía Nam đến mũi Cà Mau, kết nối với các trạm radar trên quần đảo Trường Sa để tạo thành một không gian chiến trường trong suốt bao phủ toàn bộ Biển Đông.
Hệ thống có thể kiểm soát mọi hoạt động tác chiến Không – Biển, liên kết phối hợp 2 quân chủng Phòng Không Không quân, Hải quân và lực lượng phòng thủ bờ biển, hải đảo thành một thể đơn nhất mà từ Trung tâm chỉ huy, điều hành công tác quốc phòng quốc gia có thể tiếp nhận thông tin thời gian thực của tất cả các lực lượng tác chiến đến cấp đơn vị, hình thành một không gian toàn cảnh các hoạt động trên không và trên biển.
Hệ thống sẽ đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ như cảnh báo sớm, điều hành các lực lượng, các hoạt động từ trinh sát đến liên kết phối hợp, hậu cần kỹ thuật, cứu hộ cứu nạn của các đơn vị thuộc hai quân chủng, 3 lực lượng trong thời gian thực đến từng đơn vị chiến đấu. Khả năng này cho phép các lực lượng vũ trang Việt Nam, có cơ sở vật chất nhỏ, vũ khí trang bị nhỏ hơn, vẫn có thể bảo vệ vùng trời, vùng nước chủ quyền hiệu quả .
Vũ khí trang bị và phương tiện
Từ kinh nghiệm tác chiến của Mỹ, có thể thấy được lợi thế khi đưa vào khai thác sử dụng các tổ hợp khí tài trang thiết bị, được phát triển bởi các công ty Mỹ như Lockheed Martin, có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra tương tự như hệ thống trung tâm cơ sở dữ liệu chiến thuật Không quân, Không quân Hải quân, Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Một trong những bộ khí tài đáp ứng tiêu chuẩn của một radar tầm xa như AN/TPS – 59, có tầm xa hoạt động như AN/TPS – 22 (740 km), radar tầm trung AN/TPS – 77 (470 km) của Lockheed Martin.
Ngoài các bộ khí tài trinh sát tầm xa – trung, hệ thống truyền thông cơ sở dữ liệu chiến thuật, cần có một hệ thống các bộ khí tài khác nhau như khí tài truyền thông và chuyển tiếp cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính chuyển đổi định dạng dữ liệu giữa hệ thống radar theo chuẩn NATO và hê thống các radars các nước Nga, Ukraine, Cộng hòa Séc có cơ sở định dạng dữ liệu khác. Song song cùng với Hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu và điều hành tác chiến là hệ thống truyền thông, chuyển tiếp dữ liệu bằng mạng lưới hữu thuyến (lưới cáp quang) và hệ thống truyển tiếp dữ liệu vô tuyến.
Để tăng cường năng lực của Trung tâm trên đảo Sơn Trà, có thể được bố trí tổ hợp radar quan sát cảnh giới biển tầm xa, hình thành Trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu tác chiến Không – Biển.
Hiện thực hóa giải pháp này, Trung tâm cơ sở dữ liệu tác chiến Không – Biển, phối hợp với lực lượng Hải quân trong cảng Cam Ranh, các trung đoàn Không quân chiến thuật cận kề sẽ là lá chắn vững chắc bảo vệ vùng biển vùng trời, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo tài liệu “Không quân Hải quân Mỹ ở Việt Nam 1962 – 1970, tác giả là McCutcheon, Tướng 3 sao Keith B., Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, Viện kỷ yếu Hải quân Mỹ, tập 97
Thu Hương ( theo Viet-Times )