Ra mắt “Das Mädchen Kiều” Truyện Kiều song ngữ ở Berlin

Chiều 01.05.2016 tại thủ đô Berlin, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức và nhóm biên soạn đã làm lễ ra mắt “Truyện Kiều” song ngữ Việt – Đức. (Bản tiếng Đức là Das Mädchen Kiều).

13095788_992959394120462_5639958570793720881_n
Tham gia lễ ra mắt sách có Tham tán Công sứ Nguyễn Hữu Tráng, đông đảo người Đức, người Việt là nhân sỹ, trí thức, doanh nghiệp, những người quan tâm đến văn học Việt cùng các phóng viên báo chí, truyền hình.
Đây là lần đầu tiên “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được xuất bản dưới dạng song ngữ Việt – Đức. Đây là công trình của nhóm biên soạn do Tiến sỹ ngữ văn Trương Hồng Quang và hoạ sỹ Claudia Việt – Đức Borchers đồng chủ biên, hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức là đơn vị tài trợ và xuất bản.

13138949_992959407453794_3028295646168539708_n
Tiến sỹ Nguyễn Việt Đức, thay mặt hội doanh nghiệp, đơn vị tài trợ, trong diễn văn khai mạc đã nhấn mạnh đối tượng độc giả mà Truyện Kiều song ngữ hướng tới là người Đức, cộng đồng Đức ngữ, 125 ngàn người Việt đang định cư tại Đức và gần 100 ngàn người Việt được đào tạo tại Đức đang sống ở trong nước. Về vai trò của cuốn sách, ông cho rằng, nó giúp cho bạn bè trong khối tiếng Đức hiểu về văn hoá, văn học Việt. Giúp cho người Việt, đặc biệt những người Việt trẻ, do không thông thạo tiếng Việt, qua phần tiếng Đức, hiểu rõ hơn văn học cội nguồn mà cụ thể là tuyệt tác Truyện Kiều.
Tiến sỹ Trương Hồng Quang, đồng chủ biên, thay mặt nhóm tác giả giới thiệu về lai lịch và quá trình biên soạn cuốn sách. Theo đó, phần dịch Truyện Kiều từ tiếng Việt ra tiếng Đức là công trình công phu, cần mẫn suốt 7 năm dòng của cố dịch giả người Đức Franz Faber và người vợ quá cố của ông – Irene. Điều đặc biệt, bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Đức này không dịch theo lối đối ứng 1-1 mà hoàn toàn dịch nghĩa và sắp xếp theo thể thơ tự do của Đức. Nên từ 3.254 câu trong nguyên bản tiếng Việt của Nguyễn Du thành 9.384 câu trong bản dịch ra tiếng Đức. Bản dịch tiếng Đức này được xuất bản lần đầu tại CHDC Đức năm 1964 với 6000 bản, tái bản một lần năm 1980, tức 36 năm trước, giờ gần như tuyệt bản.

13082771_992959444120457_8419533787724371827_n
Trong buổi lễ ra mắt Truyện Kiều song ngữ, những người trong BTC đã cho đọc trích đoạn Truyện Kiều bằng hai thứ tiếng. Phần tiếng Đức do nghệ sỹ kịch nói nổi tiếng thời CHDC Đức bà Irma Münch-Minetti đọc, phần tiếng Việt do nhà văn Lê Minh Hà thể hiện.
Cũng trong khuôn khổ lễ ra mắt sách, nghệ sỹ Guitar giáo sư Đặng Ngọc Long lần đầu tiên công bố và biểu diễn “Tổ khúc Kiều” gồm 7 chương soạn cho đàn Guitar do chính ông sáng tác.
Sau buổi lễ khi được hỏi về cảm tưởng buổi ra sách và giá trị của cuốn sách, cả người Đức, cả người Việt đều cho rằng buổi lễ ra sách đã được tổ chức rất chuyên nghiệp, bài bản và rất thành công. Còn giá trị của cuốn sách chính là đem lại những hiểu biết về văn hoá, văn học Việt vẫn còn được ít giới thiệu đối với người Đức nói riêng và trong khối cộng đồng nói tiếng Đức nói chung, là sự hội nhập tinh hoa văn học Việt vào dòng chảy văn học thế giới. Đây cũng là món quà tặng có ý nghĩa của dịch giả, những người làm sách cho thế hệ trẻ người Việt khi tìm hiểu về tiếng Việt và văn hoá dân tộc Việt. Hoàn toàn đúng như ý đồ của những người làm sách và những người đã bảo trợ cho sự ra đời của công trình này.

Tin: Hùng Lý
Fotos: Phuong Nhu Nguyen

[images cols=”five” lightbox=”true”]
[image link=”7569″ image=”7569″]
[image link=”7570″ image=”7570″]
[image link=”7571″ image=”7571″]
[image link=”7572″ image=”7572″]
[image link=”7573″ image=”7573″]
[image link=”7574″ image=”7574″]
[image link=”7575″ image=”7575″]
[/images]

Related Posts