Bất ngờ Việt Nam muốn mua hai “sát thủ săn ngầm” Mỹ

Tập đoàn Lockheed Martin chính thức xác nhận rằng, Việt Nam đang quan tâm tới việc mua hai nền tảng máy bay săn ngầm P-3 Orion và S-3 Viking.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 1

Trả lời tạp chí Jane’s, Tập đoàn Lockheed Martin một lần nữa xác nhận sự quan tâm của một số nước châu Á – Thái Bình Dương với hai loại máy bay săn ngầm đã qua sử dụng P-3 Orion và S-3 Viking. Theo đại diện của Lockheed Martin, các quốc gia quan tâm tới việc mua sắm hai loại máy bay này là Việt Nam và Hàn Quốc, nhưng vị này không xác nhận tình trạng các cuộc đàm phán đã diễn ra hay chưa.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 2

“Lockheed Martin sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ cuối gia nào hiện tại hoặc tương lai hoặc các nhà khai thác P-3/S-3 có thể có nhu cầu nâng cấp hoặc mua lại những nền tảng này phục vụ nhiệm vụ tuần tra biển”, vị phát ngôn viên Lockhee Martin cho biết.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 3

Trước đó, cũng theo đại diện của Lockheed Martin, phía Việt Nam đã yêu cầu báo giá 4-6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng. Các máy bay P-3 nếu được mua sẽ lấy từ các kho lưu trữ của Quân đội Mỹ, sau đó thay cánh, động cơ, trang bị mới cảm biến, radar và bàn giao cho khách hàng. Việc Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho khả năng Việt Nam có lẽ sẽ nhận được những chiếc P-3 Orion hiện đại nhất.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 4

P-3 Orion là dòng máy bay tuần tra biển, trinh sát và chống ngầm được phát triển từ những năm 1960. Tuy đã qua nửa thế kỷ phục vụ, thế nhưng trên thế giới hiện đây vẫn là một trong những máy bay chống ngầm mạnh mẽ nhất thế giới với tầm bay xa, thời gian hoạt động rất dài cùng hệ thống cảm biến mạnh mẽ.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 5

Phiên bản hiện đại nhất là P-3C Orion được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969 và đã được nâng cấp nhiều lần. Một phi đội tiêu chuẩn vận hành P-3C Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)… Các thông tin thu thập sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động những vũ khí trên máy bay.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 6

Máy bay săn ngầm P-3 Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, ngư lôi MK-46, MK-50, MK-54… Với khối lượng vũ khí này, P-3 Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 7

P-3 Orion có chiều dài 35,6m, cao 10,3m với sải cánh 30,4m, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực. Tốc độ tối đa của máy bay là 760km/h, tầm hoạt động tới 4.400km khi tuần tiễu ở tốc độ 600km/h.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 8

Theo một số đánh giá, P-3 Orion có khả năng bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ, tuy nhiên khi bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, P-3C có thể hoạt động liên tục đến 17 giờ. Một chiếc máy bay P-3C có thể thực hiện 8 vòng nhiệm vụ quanh căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Ngoài ra tốc độ của P-3C có thể đạt 600km/h, do đó khi cất cánh từ Cam Ranh bay đến các đảo phi pháp mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở Trường Sa thì chỉ mất từ 1-2 giờ đồng hồ.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 9

Lockheed S-3 Viking bay thử lần đầu ngày 21/1/1972, dây chuyền sản xuất hàng loạt chạy từ năm 1974 đến 1978 với tổng số 188 chiếc chủ yếu phục vụ trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ và một phần nhỏ ở NASA. Đơn giá một chiếc là 27 triệu USD thời năm 1974.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 10

Hiện nay, máy bay săn ngầm S-3 đều đã bị loại biên chế khỏi Hải quân Mỹ, dây chuyền sản xuất đã ngừng hoạt động từ lâu. Nếu muốn mua, Hải quân Việt Nam chỉ có thể mua máy bay đã qua sử dụng, tất nhiên chúng có thể được Lockheed Martin nâng cấp trước khi chuyển giao.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 11

Đáng lưu ý, S-3 Viking vốn được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Cho nên nó đã có sẵn khả năng cất hạ cánh ở đường băng ngắn, phù hợp với việc hạ cánh trên các sân bay nhỏ của Việt Nam ở Trường Sa.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 12

Các máy bay S-3 trang bị hai động cơ phản lực TF34 cho tốc độ tối đa 828km/h ở trần bay cao 6.100m, trong khi ở độ cao thấp là 795km/h, tốc độ trung bình 650km/h, bán kính chiến đấu lên tới 853km.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 13

Máy bay có khả năng mang 2,2 tấn vũ khí gồm các loại bom, ngư lôi, tên lửa trong 4 giá treo thân và hai giá treo ngoài cánh. Các loại vũ khí mà S-3 Viking có thể mang gồm: tối đa hai tên lửa chống hạm AGM-84D hoặc chỉ một tên lửa hành trình đối đất AGM-84H/K SLAM-ER hoặc hai tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hoặc đến 10 bom Mk82 loại 227kg hoặc 2 bom Mk83 454kg hoặc 2 bom Mk84 908kg hoặc 6 bom chùm CBU-100.

Bat ngo Viet Nam muon mua hai “sat thu san ngam” My - Anh 14

S-3 được trang bị các hệ thống chủ yếu phục vụ chống ngầm như radar trinh sát mặt biển AN/APS-116 (tầm trinh sát 278km), camera hồng ngoại nhìn trước OR-89, hệ thống tiếp nhận tín hiệu phao âm AN/ARS-2, hệ thống đo từ tính lạ AN/ASQ-81, hệ thống định vị quán tính với radar dẫn đường AN/ASN-92 và 60 phao âm thả. Từ S-3B Viking thì thay thế radar AN/APS-116 bằng radar khẩu độ tổng hợp AN/APS-137.

Theo Báo Mới

Related Posts