Brexit đã lan đến Đức: Đảng cực hữu đòi bỏ phiếu ra khỏi EU
Đại diện đảng Cánh tả ở Đức vừa lên tiếng kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân tại Đức về các hiệp ước của Liên minh châu Âu (EU), cho rằng người dân có quyền quyết định vận mệnh của khối liên minh này.
Một phát ngôn viên của đảng cực hữu, nói: “Năm tới chúng tôi sẽ chiếm ưu thế trong quốc hội Đức và Dexit sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi”.
Sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về Brexit, Trưởng đoàn nghị sĩ đảng Cánh tả ở Quốc hội Đức Sahra Wagenknecht đã kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân về các hiệp ước EU tại nước này.
Trưởng đoàn nghị sĩ đảng Cánh tả ở Quốc hội Đức Sahra Wagenknecht. Ảnh: Getty Images |
Phát biểu trên báo “Thế giới“ (Welt) của Đức, bà Wagenknecht cho rằng người dân cần được trao cơ hội bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng, như Hiệp định TTIP hay các hiệp định châu Âu.
Bà nói thêm rằng: “Chúng tôi muốn thay đổi châu Âu, để châu lục này không tiếp tục đổ vỡ. Mỗi nước nên được biểu quyết về các hiệp định mới“. Tại Đức, Hiến pháp không quy định tiến hành các cuộc trưng cầu ý dân quy mô toàn liên bang.
Số liệu của viện nghiên cứu Emnid ở Đức cho biết, gần 70% dân số ủng hộ cải cách Liên minh châu Âu, 29% ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đức ra khỏi EU.
Ông Norbert Röttgen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức (thuộc đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU)) đã lên tiếng chỉ trích cánh phản ứng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz sau khi cử tri Anh bỏ phiếu đa số đòi đưa nước này ra khỏi EU.
Chính trị gia này cũng chỉ trích cuộc gặp của nhóm 6 nước sáng lập EU tại Berlin khi gây sức ép đòi Anh nhanh chóng nộp đơn xin ra khỏi EU, cho rằng cuộc gặp này là vô ích và không giải quyết được vấn đề.
Hiện hai đảng CDU và đảng Liên minh Xã hội Đức (SPD) vẫn bất đồng về yêu cầu Anh nhanh chóng khởi động các cuộc đàm phán rút khỏi EU.
Và với tinh thần của người dân Đức trong cuộc khảo sát trên, rất có thể Đảng CDU sẽ lấy được tín nhiệm vào mùa thu tới. Khi đó, một cuộc trưng cầu dân ý ở Đức sẽ sớm xảy ra, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Angela Merkel sẽ đứt gánh giữa đường giống như Thủ tướng Anh David Cameron.
Tờ Die Welt của Đức khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý là “bước thúc đẩy để Brussels có những chính sách rắn chắc hơn, khiến bộ máy công quyền càng ngày trở nên kín kẽ, giảm bớt sự tham dự của công chúng trong quá trình quyết định chính sách”.Trong khi đó, báo chí Đức cũng khai thác triệt để tình trạng này.
Phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung- Werner Mussler yêu cầu Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker phải từ chức để đảm bảo liên minh đồng tiền chung đoàn kết hơn.
Tờ Tageszeitung cho rằng, bất kỳ “thỏa thuận mới nào của châu Âu” cần vì mục tích kết nối các nước thành viên, với những điều khoản không thể mang ra thương lượng.
Đông Phong (Tổng hợp)