Mỹ sẵn sàng về quân sự nếu phải đối đầu với Trung Quốc

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, hàng loạt quan chức các nước đã bày tỏ sự lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc có thể lợi dụng sự đoàn kết của các nước chống lại hành xử của họ để khuấy động chủ nghĩa dân tộc trong nước.

My san sang ve quan su neu phai doi dau voi Trung Quoc - Anh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn gặp nhau tại Shangri-La hôm 4.6.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á, ông sử dụng từ “nguyên tắc” tới 38 lần, cho thấy tầm nhìn mà Mỹ ủng hộ về một mạng lưới an ninh của các nước trong khu vực.

Quan điểm của Mỹ đã được nhiều nước ủng hộ. Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam đã cùng kêu gọi sự tôn trọng nghiêm khắc với luật pháp quốc tế để giải quyết các căng thẳng đang xấu đi trên Biển Đông.

Reuters dẫn lời nhiều quan chức nói bên lề hội nghị cho biết, sự lo ngại về cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trên tuyến đường thương mại quan trọng này đang trở nên sâu sắc hơn, đặc biệt là với viễn cảnh Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo.

Bộ trưởng quốc phòng Carter cũng cho biết, các quân đội trong khu vực đã hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật bản Gen Nakatani nói rằng, Nhật sẽ tìm kiếm việc tham gia tập trận hải quân hàng năm với Mỹ và Ấn Độ, tương tự như các cuộc diễn tập sẽ diễn ra ngoài khơi cảng Sasebo của Nhật vào cuối tuần tới.

“Sẽ rất ý nghĩa từ quan điểm bảo đảm an toàn trên các khu vực rộng lớn của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương rằng Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ hợp tác về an ninh, quốc phòng và tiến hành luyện tập”.

Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, nói rõ rằng trong khi quân đội Mỹ tìm cách liên quan và hợp tác nhiều hơn với một quân đội Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng, Mỹ vẫn chuẩn bị cho một kết cục đen tối hơn.

“Xét cho cùng là, chúng tôi muốn hợp tác trong những lĩnh vực có thể, nhưng chúng tôi cũng phải sẵn sàng về mặt quân sự để đối đầu với họ nếu chúng tôi phải đối đầu”.

Trong khi Bộ trưởng Mỹ Ash Carter cảnh báo Trung Quốc đang tự cô lập mình, thì theo Reuters, một số nhà phân tích cho rằng, sự chia rẽ kiểu “chúng ta với họ” có thể thích hợp với Bắc Kinh trong bối cảnh hiện nay.

“Nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng tôi lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đơn giản hoan nghênh cách nhìn đó” – Lee Chung Min, giáo sư Đại học Yonsei ở Seoul nói. “Nếu kinh tế phát triển chậm lại, các lãnh đạo Trung Quốc có thể hoan nghênh cơ hội nói về việc cô lập để khuấy lên chủ nghĩa dân tộc trong nước”.

THEO BÁO MỚI

Related Posts