Trong lúc vụ án chưa có kết luận điều tra chính thức thì Công ty Cổ phần Địa ốc An Khang đã dự kiến khởi động lại dự án Metropolitan. Ngày 4-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết Tỉnh ủy đã nhận thông tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, cho tại ngoại đối với ông Phan Hòa Bình, phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND TP Vũng Tàu; ông Trương Văn Trí, chuyên viên UBND tỉnh, nguyên phó chủ tịch và ông Nguyễn Thanh Sơn, nguyên trưởng Phòng QLĐT TP Vũng Tàu, hiện là chủ tịch UBND phường 9, TP Vũng Tàu. Sẽ cử đại diện phát ngôn Như chúng tôi đã đề cập, các ông Bình, Trí và Sơn đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các sai phạm này xảy ra tại dự án khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp Metropolitan (phường 11, TP Vũng Tàu của Công ty Cổ phần Địa ốc An Khang), dự án Khang Gia Hân (phường 11) và dự án Vườn Xuân (phường 12). Theo bà Yến, khi bí thư Tỉnh ủy đi công tác Hà Nội về, Tỉnh ủy sẽ họp và có thông tin chính thức với báo chí về việc xử lý cán bộ đang trong thời gian bị khởi tố điều tra. “Chúng tôi sẽ làm đúng quy định của Đảng, pháp luật. Còn cụ thể các sai phạm thì phía công an đang điều tra làm rõ” – bà Yến nói. Cùng ngày, Thành ủy TP Vũng Tàu cho biết đơn vị này cũng đang tập hợp hồ sơ, tài liệu liên quan để có báo cáo chính thức về việc xử lý về mặt đảng, chức vụ đối với ông Sơn. Dự kiến trong ngày 5-7, Thành ủy sẽ cử đại diện phát ngôn để trao đổi về vấn đề trên. Xu ly ve Dang nguyen chu tich TP Vung Tau – Anh 1 Một góc dự án Metropolitan. Ảnh: HP Xu ly ve Dang nguyen chu tich TP Vung Tau – Anh 2 Ông Phan Hòa Bình, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: HP Đang bị khởi tố vẫn muốn tiếp tục dự án Theo tìm hiểu của PV, ngày 16-6-2015, sau 16 tháng bị tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở dự án Metropolitan, bà Ngô Thị Minh Phượng, chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc An Khang, đã được tại ngoại. Ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trưởng Phòng TN&MT TP Vũng Tàu, cùng các bị can khác cũng được tại ngoại. Thời điểm này vụ án chưa có kết luận điều tra chính thức. Tuy nhiên, bà Phượng đã dự kiến khởi động lại dự án Metropolitan. Cụ thể, ngày 15-7-2015, bà Phượng với tư cách là chủ tịch HĐQT Công ty An Khang đã có công văn gửi UBND tỉnh đề nghị cho triển khai lại dự án Metropolitan. Theo công văn này, bà Phượng cho biết khi được tại ngoại, cơ quan CSĐT đã làm việc với bà, trong đó có nội dung đồng ý để công ty triển khai lại dự án và liên hệ với các nhà đầu tư góp vốn tại dự án để đưa ra biện pháp khắc phục. Bà Phượng cũng khẳng định đa số khách hàng tham gia góp vốn đều có nguyện vọng nhận lại sản phẩm theo thỏa thuận hợp đồng. Tuy nhiên, họ chỉ thật sự yên tâm và tin tưởng khi có ý kiến bằng văn bản từ cơ quan CSĐT cho phép tiếp tục dự án. Ngoài ra, khi bà Phượng liên hệ với các cơ quan chức năng của TP và tỉnh thì các cán bộ dè dặt. Vì vậy, bà Phượng đề nghị UBND tỉnh có văn bản gửi cơ quan CSĐT để cơ quan này có văn bản trả lời chính thức để công ty có thể tiếp tục dự án. Tuy nhiên, UBND tỉnh từ chối và đề nghị bà Phương liên hệ với công an để được giải quyết. Liên quan đến vụ án trên, ngày 29-12-2014, ông Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu (hiện đã nghỉ hưu), thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký công văn gửi Bộ Công an đề nghị xem xét xử lý về mặt hành chính đối với các cán bộ sai phạm. Ngày 7-4, PV đã nhiều lần liên hệ bằng điện thoại với ông Minh song ông Minh không nghe máy cũng không nhắn tin trả lời. Trong khi đó, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ việc, trong đó có thể mở rộng xem xét trách nhiệm của một nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (đã về hưu). N.ĐỨC HUY PHONG

Kỹ sư chế tạo tàu ngầm Phan Bội Trân, nhà sáng chế trực thăng made in VN, đều gửi lời chúc mừng đến cha đẻ tàu ngầm Hoàng Sa.

Kỹ sư Phan Bội Trân: “Thổi lên ngọn lửa đam mê”

Trước thông tin doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) đã thử nghiệm thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa ngoài vùng biển Đông Bắc của Việt Nam, ngày 3/7, kỹ sư Phan Bội Trân, người chung niềm đam mê sáng chế với ông Hòa không giấu nổi sự vui mừng của mình.

Chia sẻ với Đất Việt, ông Trân cho biết: “Tôi vui mừng lắm, việc thử nghiệm ngoài biển là khó nhất, bây giờ vượt qua được, thì sẽ có những thay đổi đột phá.

Đây là bước đầu, nhưng cũng là bước quan trọng nhất, phía bên hải quân coi như đã chấp nhận những sáng chế của các nhà khoa học, đặt viên gạch đầu tiên cho việc sáng chế động cơ “made in Vietnam”.

Đây cũng là mô hình đầu tiên khẳng định cho việc sẽ làm được những tàu ngầm mini bằng thép, lặn, nổi và chạy lặn được, cơ bản sẽ có phiên bản khác ứng dụng phù hợp với yêu cầu. Hải quân có nhiều loại, có loại đi trinh sát, đi đặc công, đi tiếp liệu, đi liên lạc, cơ bản tàu ngầm đã làm xong thì những loại khác sẽ được sáng chế dễ dàng.

Tau ngam Hoang Sa vuot bien: Thoi len ngon lua dam me - Anh 1

Tàu ngầm mini Hoàng Sa đã thử nghiệm thành công ở biển

Bên hải quân đã bật đèn xanh phát triển tất cả các loại vũ khí, chứ không riêng gì tàu ngầm, khi đã bật đèn xanh thì họ sẽ giúp đỡ rất nhiều.

Họ sẽ có những định hướng đề xuất, hướng ông Hòa và tôi, làm được những phiên bản thực tế hơn cho bên phía hải quân”.

Bên cạnh đó, theo ông Trân, nguồn năng lượng lớn nhất cho các nhà khoa học đó chính là tinh thần, trước đây, khi bị cản trở nhiều bản thân ông cũng như ông Hòa thấy rất nặng nề.

“Nhưng hiện tại, mọi chuyện đã khác, việc thử nghiệm thành công sẽ thổi lên ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết trong các nhà khoa học như chúng tôi.

Tôi vẫn đã và đang hợp tác rất nhiều thiết bị với bên hải quân, để thấy, họ đang có những sự quan tâm mật thiết đến những nhà sáng chế khoa học. Những người như ông Hòa và tôi là có sẵn nghị lực, nếu có nguồn động viên thì tốt, còn không có giống như bị trù dập thì cũng khó có thể dành tâm huyết để cống hiến”, ông Trân nói.

Tuy nhiên, theo cha đẻ của tàu ngầm Yết Kiêu, từ điểm mốc này đi lên mục tiêu sáng chế tàu ngầm là rất nhanh, có một sự quan tâm hỗ trợ từ phía nhà nước là rất tốt. Với động cơ tàu ngầm thì chúng ta hoàn toàn có thể tự sáng chế được. Khi đó có thể làm được tàu ngầm 100% “made in Vietnam” từ động cơ đến vỏ.

“Tình huống nhập khẩu của Việt Nam hiện đang có nhiều chuyện trắc trở, nên cần phải có sự chủ động, tự túc sản xuất, cái nào tự làm được thì phải tự làm”, ông Trân khẳng định.

Kỹ sư Bùi Hiển: Tiếp thêm nhiều hy vọng

Trong khi đó, cũng bày tỏ cảm xúc với Đất Việt, kỹ sư Bùi Hiển – cha đẻ của máy bay “made in Vietnam” hồ hởi: “Tôi xin gửi lời chúc mừng đến ông Hòa, người dám nghĩ, dám làm để hoàn thành ý nguyện của mình. Tôi tự nhủ bản thân mình sẽ phải kiên trì và cố gắng hơn nữa, để chiếc máy bay của mình cũng có thể cất cánh được trên bầu trời.

Tôi vẫn còn đang tập bay, dự kiến khoảng 2 tuần nữa sẽ hoàn thiện các bài bay. Khi bay được tôi sẽ làm thủ tục xin giấy phép công nhận.

Riêng với ông Hòa, tôi rất vui mừng, đây là thành tựu khoa học của cả nước, nó cũng khẳng định các cống hiến của những nhà khoa học chân đất đã được công nhận.

Tôi không dám nói trước điều gì, nhưng cũng nhiều hy vọng cho chiếc máy bay của mình cũng sẽ bay thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) thành công”.

Theo ông Hiển, cái khó nhất của tàu ngầm là lặn được dưới biển, cái khó nhất của máy bay là bay lên được khỏi mặt đất, bây giờ chỉ làm sao ổn định lái cho tốt. Mà việc cất cánh lên khỏi mặt đất, bản thân ông đã làm rất tốt, nên vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

“Về tàu ngầm đòi hỏi những thiết bị kèm theo rất tốn kém, như phải có máy phân tích nước biển, khí Hydro, Oxy thì mới lâu dài được, nếu không có máy đó thì chỉ chạy được một thời gian ngắn và hết Oxy. Thiết bị kèm theo đi theo tàu ngầm rất phức tạp. Còn về chế tạo thì máy bay cũng khá khó khăn.

Cho nên, việc thử nghiệm bất kỳ sản phẩm nào, cũng đều là một thành công của nước Việt Nam, phải có người dám làm thì lúc đó mới có khoa học phát triển, không ai dám hy sinh cả công và sức thì sẽ không có những đột phá”, ông Hiển nhấn mạnh.

Châu An

Related Posts