Nhìn lại việc quyên góp, cứu trợ và chia sẻ gian nan cùng nhân dân vùng lũ
Khi hai Đoàn công tác cứu trợ của cộng đồng người Việt ở CHLB Đức về đến miền Trung thì nước đã rút. Nhưng hậu quả sau đợt lũ lụt vào giữa và cuối tháng 10.2016 đã để lại ở 4 tỉnh miền Trung là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Trị là vô cùng nặng nề. Hoa màu, trang trại, lợn gà trâu bò ở nhiều vùng gần như mất trắng; cánh đồng lúa nay chỉ còn màu nước láng bóng, nhà cửa cái bị trôi cái bị xập siêu vẹo, trường học tan hoang, đường xá xạt lở, cầu cống bị nước cuốn trôi, hầu hết người dân trong vùng lũ lụt bị đói rét thiếu thốn, bệnh tật ốm đau tràn lan rất khổ sở. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình thiệt hại ước tính hơn 3 tỷ Đô la, 31 người chết.
Trong bối cảnh đó hai đoàn làm công tác cứu trợ do BTC quyên góp „ Vì miền Trung thân yêu „ cử về đã khẩn chương mang 128.211 € về cứu trợ cho bà con. Sự cứu trợ kịp thời ấy đã mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao, bởi “ Một miếng khi đói hơn một gói khi no “ là lúc này.
Nếu ai đó đã chứng kiến cảnh những ông bà già đưa cả 2 bàn tay run run nhận quà mà rưng rưng nước mắt thì mới hiểu được giá trị lớn lao của tấm lòng Cộng đồng người Việt ở Đức đã chia sẻ “ Lá lành đùm lá rách “ trong lúc hoạn nạn khó khăn như thế nào .
Qua đó, cho thấy sự Quyết định khẩn trương thành lập BTC vận động quyên góp “ Vì miền Trung thâm yêu “ do ông Nguyễn Văn Hiền là trưởng ban và đại diện các Hội đoàn, doanh nghiệp làm phó ban ( chỉ sau một ngày mưa lũ) là đúng lúc, hợp lòng dân. Và cũng chính vì lẽ đó mà nhiều hội đoàn người Việt Nam ở rất xa như Freising ( München), Cty Mai Mai ( Hamburg), CĐ người Việt ở Freital; Einsenhütenstadt, Neuruppin; Graifswalde, Füstenwalde v.vv và v.vv đã tin tưởng mang tiền đến nộp cho ban tổ chức để cùng quyên góp ủng hộ bà con miền Trung.
Cuộc vận động chỉ trong vòng 2 tuần đã thu được 128.211 € và 8 suất học bổng toàn phần tại Đức trị giá 72.000 € dành cho con em vùng lũ thuộc 4 tỉnh miền Trung , là một kết quả rất lớn. Qua đó thể hiện năng lực điều hành của BTC, sự nhiệt tình của các thành viên cuộc vận động và tinh thần đoàn đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của nhiều hội đoàn, nhiều doanh nghiệp và bà con cộng đồng.
Chúng ta có thể nhìn lại các hình ảnh, những thước phim quay trực tiếp tại các buổi quyên góp tập trung ở TTTM Đồng Xuân – Berlin, hay buổi sinh nhật của ông Nguyễn Văn Hiền, trưởng BTC đã biến thành cuộc vận động quyên góp, hoặc đêm ca nhạc hướng về miền Trung thân yêu, và hình ảnh các em nhỏ “ Mái ấn Việt Đức “ đi bán chè bán xôi lấy tiền quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt… Đó là một truyền thống nhân văn “ Bầu ơi thương lấy Bí cùng “ vô cùng tốt đẹp của người Việt Nam, dù sống xa Tổ quốc nhưng vẫn hướng về quê hương đất Việt!
Đoàn cứu trợ do chị Nguyễn Thị Mai Phương dẫn đầu, cùng với đại diện của Hội Sen vàng, Hội Đồng hương Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, với sự hỗ trợ của Báo Công an Nhân dân, trong các ngày 9, 10, 11, 12 tháng 11 đã đến tận nơi trao tận tay cho bà con vùng lũ ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Những hình ảnh do nhà quay phim Phạm Mạnh Cường đi cùng đoàn đã kịp thời truyền tải lên mạng cho thấy sự khẩn trương của đoàn về cứu trợ đúng nơi, vượt qua nhiều vất vả để phát quà đúng đối tượng.
Tại Quảng Bình, buổi sáng ngày 14.11.2016, trước sự chứng kiến của các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, như Báo Việt đức.de, Cơ quan Thường trú VTV tại miền Trung, Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình… ông võ Văn Long, trưởng đoàn, bà Đinh Thị Quỳnh Hoa, ông Nguyễn Huy Thắng cùng các thành viên trong đoàn đã trao „ tương trưng “ 40.000 €, thay mặt UBMTTQ tỉnh, ông Trần Quang Minh, Trưởng ban tiếp nhận cứu trợ tỉnh đã đón nhận.
Trong lời phát biểu của mình, ông Trần Quang Minh đã trân trọng cảm ơn Cộng đồng người Việt ở CHLB Đức nói chung và đặc biệt là bà con đồng hương QB nói riêng đã có tấm lòng vàng và tinh thần “ lá lành đùm lá rách “ với bà con bị thiên tai ở quê hương.
Với tinh thần của Đoàn cứu trợ CHLB Đức là sẵn sàng đến những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa,vùng cao, vùng khó khăn nhất, đoàn đã được UBMTTQ chỉ dẫn và sự hỗ trợ tích cực vô tư của nhiều cán bộ, cá nhân như anh Đinh Văn Hải, anh Võ Văn Quân, ông Phạm Văn Chung ( 70 t) đã dùng xe ô tô cá nhân đưa đoàn đi hàng trăm km, vượt qua những nơi heo hút như đèo Đá Đẽo , Cha –Lo, đến với vùng xa xôi hẻo lánh như bản Ba – Loóc thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, xã Cao Quảng, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, …
Xin nói thêm, để vào được đến bản Ba-Loóc nơi sinh sống của bà con người dân tộc MÀY, đoàn cứu trợ chúng tôi phải để lại Ô tô và tăng bo bằng xe gắn máy rồi đi bộ qua đèo lội suối. Nhìn thấy sự tàn phá ghê ghớm của mưa rừng lũ ống tàn phá cuốn phăng cây cầu và đập tràn cắt đứt đường vào bản, Điểm mẫu trường mẫu giáo sắp xập, trẻ em không dám đến lớp, dân bản không có nơi sinh hoạt văn hóa, Đoàn đã quyết định tặng cho Điểm trường mẫu giáo 7.000 €, tương đương gần 170 triệu đồng để có kinh phí khắc phục chống đổ xập, các cháu có lớp học có nơi vui chơi.
Thay mặt chính quyền địa phương, ông Đoàn Ngọc Lâm, Bí thư huyện ủy Minh Hóa xúc động nói: “ trong hoàn cảnh chưa biết bấu víu vào đâu thì được bà con kiều bào Đức dang tay cứu trợ, tấm lòng đó, tình cảm đó cán bộ và nhân dân chúng tôi không bao giờ quên, chân thành cám ơn bà con kiều bào “
Rời bản Ba-Lo óc, chúng tôi khẩn trương đi đến xã Xuân Hóa, nơi bà con vùng bị lũ ống cuốn sạch hoa màu vật nuôi đang nao lòng chờ đợi đoàn cứu trợ. Gặp bà con, những gương mặt đã nhiều đêm thức trắng chống trọi với mưa lũ phờ phạc, đói rét làm chúng tôi không thể cầm lòng. Với 100 suất quà mỗi xuất 500 ngàn đồng quả thực chẳng thấm vào đâu so với như cầu thiết yếu của bà con cần được cứu trợ. Nhưng lượng tiền có hạn mà nơi nào cũng cần cứu trợ buộc Đoàn phải chia nhỏ ra nhiều gói quà để đến được với nhiều gia đình hơn.
Có thể nói, đoàn đi cứu trợ cũng phải khẩn chương như bà con khi chạy lũ. Từ Xuân Hóa chúng tôi phải chạy thật nhanh đến xã Ngư Hóa. Ở huyện Tuyên Hóa các xã cách xa nhau 20-30 km đường rừng. Theo đề nghị của chính quyền xã, chúng tôi lại phải thay đổi lượng tiền phát, từ 1 triệu đồng xuống còn 500 nghìn đồng, vì phải dành 40 triệu đồng giúp cho trường Tiểu học và Trung học cơ sở mua bàn ghế do bị lũ quét cuốn trôi, học sinh đến lớp không có chỗ ngồi.
Quả thực , khi chúng tôi đến trường, mỗi lớp học chỉ còn lại 2-3 bàn và ghế. Ông Nguyễn Quốc Lĩnh, hiệu trưởng, cùng các thầy cô giáo nhà trường nhận gói quà cứu trợ 40 triệu đồng mà lòng mừng vui khôn xiết. ông Lĩnh hứa sẽ cùng Hội đồng nhà trường tổ chức mua bàn ghế sớm ổn định việc dạy và học cho học sinh.
Rời xã Ngư Hóa, trời đã xẩm tối. Chúng tôi vội vã lên xã Cao Quảng rồi vòng xuống xã Tiến Hóa. Trời tối, đi trong rừng dù bật đèn pha nhưng vẫn bị hút đen ngòm. Đến nơi, bà con vẫn đang chờ dưới ánh trăng. Nơi đây không một quán hàng, nên dù có tiền nhưng vẫn đói. Theo cán bộ xã cho biết, được tin hôm nay có đoàn cứu trợ từ Đức về, nhiều bà con ở cách xa 15-20km đã đi bộ đến chờ từ trưa. Nghĩa là bà con có thể nhịn đói đến tận đêm.
Được xã chuẩn bị kỹ càng từ việc duyệt danh sách và phát phiếu nhận quà cho các hộ nên đoàn phân phát 100 suất quà cho bà con thuận lợi, tuy vậy, người cuối cùng lên nhận chiếc phong bì xong chúng tôi xem đồng hồ đã hơn 20 giờ đêm. Lúc này không chỉ bà con vùng lũ mà ngay cả chúng tôi cũng đói và mệt lử. May mà trong đoàn có người mang theo chút bánh “ lương khô” chia đều.
Ngày 15.11.2016.
Sau khi phát quà ở phía bắc Quảng Bình với tổng số tiền 20.000 €, ngày 15.11.2016 đoàn Cứu trợ từ CHLB Đức đã về huyện Lệ Thủy nơi vùng rốn lũ lụt.
Tại Ban cứu trợ huyện, Chủ tịch UBMTTQ, ông Phan Hữu Thảo cho chúng tôi biết, hai đợt mưa lũ vừa qua khiến cả 28/28 xã của huyện đều bị thiệt hại, trong đó có 25 xã /28 xã bị thiệt hại nặng, toàn huyện có 5 người chết, 7 người bị thương, hàng chục ngôi nhà bị xập, diện tích cây trồng , hoa màu , vật nuôi như cá, lợn gà… gần như bị mắt trắng, tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng; nhiều nơi, nhiều người dân rơi vào hoàn cảnh màn trời chiếu đất. Bị ngập lụt thì ai cũng khổ, nhưng khổ nhất vẫn là những người mù lòa, bị tàn tật và người già neo đơn bị ốm đau.
Theo địa chỉ và danh sách của UBMTTQ huyện, Đoàn cứu trợ CHLB Đức đã đến với Hội người mù và tặng 160 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho 160 người mù ở huyện. Nhìn bà con bị mù lòa tay lần lần đồng tiền miệng mỉm cười nhưng nước mắt rơi lã trã chúng tôi thật sự thống hiểu nỗi cơ cực của bà con. Một bà già nói rằng, cảm ơn trời đất, cảm ơn bà con kiều bào Đức, cả đời tôi chưa bao giờ mơ được nhận số tiền cứu trợ 1 triệu đồng lớn như rựa !
Ở Trung tam giáo dục trẻ em khuyết tật của huyện nằm trên địa bàn xã An Thủy, khi đoàn chúng tôi đến, các cháu chạy ùa ra ríu rít. Nhìn hàng trăm cháu tuổi vị thành niên không được lành lặn, không hoàn thiện như bao đứa trẻ khác bởi di chứng của vùng đất chiến tranh khốc liệt, không ai không mủi lòng. Đoàn chúng tôi tặng 75 xuât, bằng 37.500.000 Đ cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng phải giao cho Ban giám hiệu nhà trường vì nhiều cháu còn nhỏ chưa thể quản lý và sử dụng tiền.
Bên bến Bình An, Đoàn cứu trợ chúng tôi đi tắt bằng đò qua sông Kiến Giang để đến với các hộ đặc biệt khó khăn. Dòng sông Kiến Giang nước đã rút, mặt nước hiền hòa nên thơ trở lại. Theo người lái đò, khi lũ nguồn đổ về thì dòng sông trở nên vô cùng hung giữ, cuốn trôi cầu cống, nhà cửa của bà con sống ở hai bên bờ sông và gây ra những cái chết rất thương tâm.
Đoàn chúng tôi đến thắp hương và tặng 5 triệu đồng cho gia đình ông Dương Văn Đen có người con gái đang học năm cuối cấp 3, trên đường đến trường em gió to sóng lớn làm lật thuyền và bị chết đuối nước.
Tặng 5 triệu đồng cho các hộ chị Trương Thị Dương có chồng bị sét đánh chết, mẹ chồng nghe tin chết đột tử. Tặng 5 triệu đồng cho hộ chị Trương thị Huyền bị ung thư dai đoạn cuối và con trai đã tốt nghiệp Đại học nay lại bị điên.
Theo sự chỉ dẫn của cán bộ UBMTTQ huyện ông Hồ Thanh Xuân, Đoàn chúng tôi đi hết gia đình này đến gia đình khác tối lúc nào không hay. Khi trở về thì không may một xe ô tô của chúng tôi bị xập cầu sau xuống mương nước. Đúng là ở hiền gặp lành, đoàn xe đi cứu trợ lại được bà con ra trợ cứu. Chiếc xa LEXUS của anh Đinh Văn Hải trị giá hơn 6 tỷ, nặng hơn 2 tấn đã được bà con ghé vai nâng lên khỏi mương nước trong đêm tôi mịt mùng.
Ngày 16.11.2016,
Ngay từ sáng sớm Đoàn cứu trợ chúng tôi được xe của Công an huyện dẫn đường lên Bản Làng Ho thuộc xã kim Thủy cách Đồng Hới hơn 100 km. Nơi đây là vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Trị và nước Lào anh em. Có lẽ trong chúng ta không mấy ai không biết bài hát Đông Trường Sơn-Tây Trường Sơn, thì Làng Ho nơi chúng tôi đến cứu trợ là đó: “ Bên nắng gắt, bên mưa dây”. Bản Làng Ho bị trận mưa lich sử như trút nước trên dãy Trường Sơn làm cho những mái nhà dù là trên cao treo leo bên sườn núi cũng bị nước cuốn làm siêu vẹo.
Nơi đây còn lưu giữ tấm bia lich sử Bộ tư lệnh Đường dây 559 trong cuộc kháng chiến thần thánh “ sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nhưng mặc dù hòa bình đã hơn 40 năm mà bà con Vân Kiều mang dòng họ Hồ vẫn rất khó khăn, nghèo lắm.
Cái nghèo kèm theo mưa lũ càng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, nhưng khi đoàn cứu trợ đến vẫn bị “ chững lại” bởi Bộ đội biên phòng cấm phát tiền, lý do vào khu vực biên giới cần sự xác nhận và cho phép của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình. Tất nhiên, mọi việc rồi cũng nhanh chóng được làm rõ và 45 hộ bà con ở bản Làng-Ho mỗi gia đình nhận được 1 triệu đồng cứu trợ. Riêng ông Hồ Văn Lương không có nhà ở được cấp cho 20 triệu đồng nhưng giao cho tập thể cô giáo và bộ đội biên phòng quản lý để dựng cho ông một mái nhà che nắng che mưa. Và cũng tại đây sau khi xem xét cụ thể Đoàn đã tặng cho trường mẫu giáo bản Làng Ho 20 triệu đồng để mua sắm chăn chiếu và các thiết bị bếp núc phục cho các cháu ở bán trú, khi mùa đông đã đến. Nhận được tiền cứu trợ bà con không ngớt lời ca ngợi cảm ơn Đảng và Chính Phủ, mặc dù chính chúng tôi giải thích : Đây là đoàn cứu trợ của Cộng đồng kiều bào ở Đức !
Tiếp theo các ngày 17-22 tháng 11. 2016
Từ thực tế tham gia đoàn cứu trợ ở Quảng Bình, có thể khái quát việc các đoàn đi làm công tác cứu trợ là làm việc từ thiện. Mà những người tham gia việc từ thiện thì không mấy ai quản ngại vất vả khó khăn và tiền bạc cá nhân phải bỏ ra để chi phí dọc đường. Tuy nhiên cũng có thể vì điều kiện thời gian và địa hình vùng lũ lụt nên hầu hết các đoàn phát cứu trợ cho bà con ở các điểm tập trung thuộc tâm các xã. Đôi khi cũng có đoàn bỏ qua các cấp chính quyền địa phương xuống thẳng cơ sở vào tận nhà dân phân phát hàng cứu trợ đã xảy ra việc tranh dành, không đúng đối tượng, người nhiều người ít gây mất đoàn kết .
Để khắc phục nhược điểm trên, với đoàn cứu trợ CHLB Đức về Quảng Bình sau khi trao tặng ở các điểm chính và một số gia đình có người chết và ốm đau nằm liệt giường theo danh sách và sự chỉ đạo của UBMTTQ, Đoàn CHLB Đức đã dành 65 triệu đồng giao cho chị Đinh Thị Quỳnh Hoa, đại diện cho Hội Đồng hương và Hội Phụ nữ Quảng Bình tới thăm và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các huyện như Bố Trạch, Ba Đồn, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy và vùng ven Đồng Hới.
Có thể nói để đến tận nơi mấy chục gia đình là việc không dễ dàng nhưng chị Đinh Thị Quỳnh Hoa đã thực hiện với tinh thần và trách nhiệm trước cộng đồng .
Miền Trung Việt Nam, dải đất chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt ấy chắc chắn còn xẩy ra nhiều vụ thiên tai bão lũ và như thế còn cần sự hỗ trợ đắc lực của Cộng Đồng người Việt ta ở Đức và kiều bào các nước khác. Những gì đã diễn ra trong thời gian vừa qua, dù mọi người đã hết sức cố gắng nhưng không thể không có những thiếu sót, tùy theo sự nhận thức, hiểu biết và cách đánh giá của mỗi người . Chúng tôi cho rằng đó cũng là bài học để BTC và các thành viên rút kinh nghiệm cho những đợt tiếp sau tốt hơn hoàn thiện hơn !
Huy Thắng-VDTV-BVD.