Tổng thống Trump tạo ra xu hướng ‘lạ’ trên thị trường hàng hóa

BVD- Tân Tổng thống Mỹ – ông Donald Trump – đang góp phần làm biến mất một trong những động lực cơ bản của thị trường hàng hóa.
trump-1

Giá kim loại công nghiệp và đồng USD tăng với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát sẽ được thúc đẩy dưới thời Tổng thống Trump. Thông thường, giá kim loại công nghiệp thường diễn biến ngược chiều với đồng USD bởi tiền tệ tăng giá khiến người mua sử dụng đồng tiền khác phải bỏ ra nhiều hơn.

Xu hướng đồng biến này rất hiếm và chỉ xảy ra vài lần trong 10 năm qua, và đó là một trong những lý do giúp các công ty khai thác mỏ như Glencore Plc phục hồi. Gã khổng lồ hàng hóa Mỹ đang hưởng lợi từ chi phí giảm và giá kim loại tăng, đặc biệt là từ hoạt động sản xuất kẽm. Trong năm 2017, Glencore dự kiến trả cổ tức trở lại – một phần trong kế hoạch quay vòng dài hơi.

Nhà phân tích Tom Price tại Morgan Stanley cho biết thị trường bắt đầu xoay chiều kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận tăng trưởng thay vì bảo toàn vốn như trước. Đồng USD tăng giá kéo theo nhu cầu về các loại tài sản định giá bằng đồng tiền này, ví dụ như hàng hóa.

Ngày 14/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết kỳ vọng lãi suất giảm và điều kiện của thị trường lao động được củng cố. Trong khi đó, vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cam kết sẽ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, có một yếu tố nằm ngoài biên giới nước Mỹ: Để giải quyết vấn đề đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đang mua hàng hóa được định giá bằng đồng USD như đồng, kẽm. Các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co. nhận định rằng động thái này càng thúc đẩy sự tương đồng giữa giá kim loại và đồng USD.

Liên kết Kim loại – USD

Chỉ số LMEX Index của kim loại tăng 12% trong tháng 11 – mức tăng nhanh nhất trong vòng 6 năm qua. Sang tháng 12, chỉ số này có phần giảm nhẹ. Trong phiên giao dịch ngày 16/12, đa số kim loại đều giảm, điển hình như giá đồng giảm 1% trên sàn London xuống mức 5.617 USD/tấn.

Trong tháng 11, chỉ số đồng USD giao ngay của Bloomberg ghi nhận mức tăng 3,9% và có thời điểm chạm mức cao nhất trong hơn 10 năm qua.

Hệ số tương quan 30 ngày của 2 chỉ số này là 0,29. Hồi tháng 7, hệ số này rơi xuống mức âm 0,6 – tức xu hướng tăng-giảm khác nhau.

Tong thong Trump tao ra xu huong 'la' tren thi truong hang hoa - Anh 1

Diễn biến hệ số tương quan giữa 2 chỉ số từ năm 2004 tới nay

Sự tăng giá của đồng USD đồng nghĩa với sự giảm giá của các đồng tiền khác như đồng Peso của Chile, đồng Rand của Nam Phi. Điều này khiến chi phí lao động tại các quốc gia này giảm, cùng với đó là quyền lực của các chủ mỏ. Nhưng bù lại, họ bán sản phẩm của mình và nhận lại đồng USD có giá trị hơn trước.

Để có cái nhìn tổng quá nhất, hãy nhìn vào kẽm. Giá kẽm giao sau tăng 74% trong từ đâu năm tới nay, là kim loại tăng mạnh nhất trong chỉ số hàng hóa Bloomberg Commodity Index. Cùng thời điểm, chi phí tại các công ty khai thác mỏ giảm mạnh nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí và đồng tiền nội địa mất giá.

Khả năng sinh lời được cải thiện thường khuyến khích các nhà khai thác tăng cường sản xuất nhưng để hoạt động trở lại cần có thời gian và năm 2015 có nhiều mỏ kẽm đóng cửa. Glencore từng cam kết không khởi động lại các mỏ đóng cửa cho đến khi nguồn cung tăng không còn đẩy giá hàng hóa xuống thấp nữa.

Nhà phân tích Molly Shutt của BMI Capital cho rằng nguồn cung sụt giảm sẽ hỗ trợ giá kẽm nếu chính sách kinh tế của ông Trump gây thất vọng hoặc các nhà quản lý Trung Quốc hạn chế việc đầu cơ trên thị trường kim loại. Còn hiện tại, bà Shutt cho rằng các nhà đầu tư đang quá phấn kích vì kẽm và giá kim loại này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Related Posts