UNESCO: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ( Lên Đồng ) là Di sản phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể  Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (  hay còn gọi là Lên Đồng ) cần Gìn giữ cho muôn đời sau

Mới đây, Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là vinh dự lớn của Việt Nam, song không hẳn ai trong chúng ta cũng biết cội nguồn phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Giá trị văn hóa ngàn đời

Nhằm mục đích giúp cho người dân hiểu về những giá trị tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (TNTM), chiều 11/12 tại Trung tâm Văn hóa phố cổ, Ban Quản lý (BQL) phố cổ Hà Nội phối hợp cùng một số đơn vị đã tổ chức buổi tọa đàm về “Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt” đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

gin giu cho muon doi sau
Phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo GS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, tín ngưỡng thờ Mẫu (TNTM) là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trong cả nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tín ngưỡng này là một hệ thống các sinh hoạt văn hóa, nó gồm những sáng tác văn chương về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, lễ hội dân gian và nhiều giá trị khác chứ không phải như nhiều người đang hiểu sai TNTM là hầu đồng như hiện nay.

Óng th§y ·ng ThË Nï (Hu¿) cùng Tân Óng nhí ng inh HiÁn (7 tuÕi) h§u giá Bà B¡ch Ba công chúa trên thuyÁn tr°Ûc iÇn HuÇ Nam

Óng th§y ·ng ThË Nï (Hu¿) cùng Tân Óng nhí ng inh HiÁn (7 tuÕi) h§u giá Bà B¡ch Ba công chúa trên thuyÁn tr°Ûc iÇn HuÇ Nam

“Nói một cách đơn giản thì tín ngưỡng này chứa đựng những sáng tạo văn hóa, trong đó có những sáng tác văn chương của các nhà Nho, đã văn chương hóa các nhân vật phụng thờ, là những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử và nhiều giá trị văn hóa khác. Trong đó, lên đồng là một thành tố quan trọng trong thực hành tín ngưỡng này. Chính vì vậy, sau khi được UNESCO công nhận, qua di sản này, nhân loại sẽ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam”- GS Bền nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với GS Nguyễn Chi Bền, nhiều chuyên gia cũng nhất trí cho rằng Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có bề dày lịch sử lâu đời nhưng phát triển mạnh sau thế kỷ XVI với sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh, trở thành thần chủ của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Với việc lịch sử hóa hệ thống thần linh hầu hết là những người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước được nhân dân suy tôn là thánh, TNTM quan tâm trước hết đời sống trần gian của con người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc… Đặc biệt, TNTM đề cao chủ nghĩa yêu nước, cùng với đó là sự trân trọng với phụ nữ. Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có ở nhiều địa phương, nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ.

Nỗi lo “lệch chuẩn”

Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác, bên cạnh những giá trị kể trên, tùy từng thời kỳ cũng thể hiện những khía cạnh phản giá trị. Vẫn còn đó, tình trạng lợi dụng TNTM để mưu cầu lợi ích cá nhân và làm giầu bất chính. Hay như tính phân tán tản mạn, tùy tiện trong thực hành nghi lễ đang là thực tế nhức nhối của Đạo Mẫu trong xã hội hiện nay… Câu hỏi đặt ra là: Với danh hiệu từ UNESCO, liệu những biến tướng lệch chuẩn về TNTM và diễn xướng hầu đồng có được đà để tiếp tục bùng nổ trong xã hội?

0132603808

“Nghi thức thờ Mẫu đã có từ rất lâu đời, với xã hội ngày nay việc đặt ra tiêu chuẩn về hình thức thực ra không hề cần thiết, quan trọng là người theo tín ngưỡng phải am hiểu và có nhận thức đúng khi mình hầu mẫu hầu thánh chứ không mang tính chất khoe tiền của hay lợi dụng về tín ngưỡng. Theo tôi rất nên có những cuộc trò chuyện, giao lưu về văn hóa tâm linh và tín ngưỡng thờ Mẫu giúp người dân hay những thanh đồng khác hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu để không đi theo con đường sai lầm và tránh những tình trạng lừa đảo, gian lận trong vấn đề tâm linh, tín ngưỡng” Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, Thủ nhang Đền Đức Thánh Vua Bà Linh từ, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Sự thực, trong các cuộc hội thảo, tọa đàm trước đó, khá nhiều chuyên gia cũng đã đặt ra câu hỏi này. Và theo PGS Nguyễn Thị Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN), người tham gia lập hồ sơ trình UNESCO, cơ quan chuyên môn này cũng đã chuẩn bị những hướng bảo tồn để trình lên cơ quan quản lý.

04

Cụ thể, trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục hướng tới việc khôi phục những yếu tố lễ hội đã bị mai một theo thời gian của TNTM, cũng như kiểm kê và tư liệu hóa hệ thống hát văn, âm nhạc, hình thức diễn xướng… để mang lại những kiến thức hoàn thiện hơn về các đặc trưng của di sản thế giới này. Và, từ sự nhận diện chân xác ấy, cộng đồng và các “nhà đền” cũng sẽ được từng bước nâng cao kiến thức để tránh đi vào lệch lạc.

Nhưng, dù hiểu biết đến mấy, câu chuyện cố tình lợi dụng TNTM và hầu đồng để trục lợi kiếm tiền vẫn là một bài toán khó giải trong hoàn cảnh hiện tại. Bởi, đây lại là vấn đề của các cơ quan quản lý. Thực tế, trong nhiều năm qua, việc tổ chức thực hành TNTM hoặc các buổi hầu đồng tại hầu hết các địa phương vẫn được “thả nổi” mà chưa chịu sự giám sát của cơ quan nào.

Đáng chú ý, trong số những ý kiến trao đổi ấy, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ: Bản thân những thanh đồng có uy tín, thành tâm thực hành TNTM trong nhiều năm, lại là những người mong mỏi nhất để di sản này đi vào quy củ. “Chính họ là những người có tinh thần hợp tác với các cơ quan quản lý và giới nghiên cứu nhất. Bởi, họ có niềm vui được khẳng định vai trò của mình, sau nhiều năm kiên trì với sự thăng trầm của TNTM” – GS Phạm Chí Bền cho hay.

Theo LĐTĐ .

 

Related Posts