VN: Loại khỏi quy hoạch12 dự án thép
Theo đó, nguyên nhân của việc dừng các dự án trên do có những một số dự án có quy mô nhỏ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Có những dự án triển khai chậm, năng lực chủ đầu tư kém, không thuộc phạm vi quy hoạch. Đặc biệt, có những dự án do địa phương đề nghị bỏ.
Danh mục 12 dự án thép bị loại bỏ khỏi quy hoạch:
1. Nhà máy phôi thép Lào Cai do Công ty cổ phần Gang thép Lào Cai làm chủ đầu tư, được đặt tại Lào Cai, công suất thiết kế dự kiến là 200 tấn phôi vuông/năm.
2. Nhà máy sản xuất gang Thiên Thanh do Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thiên Thanh làm chủ đầu tư, đặt tại Lào Cai, công suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/năm.
3. Dự án đầu tư khu liên hợp gang thép Khoáng sản Việt do Công ty Cổ phần khai thác Khoáng sản Việt làm chủ đầu tư, đặt tại Cao Bằng, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm.
4. Nhà máy luyện thép Hà Giang, đặt tại Hà Giang, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm.
5. Nhà máy luyện gang và phôi thép Sơn La, đặt tại Sơn La, công suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/ năm và 500 tấn phôi vuông/năm.
6. Nhà máy sắt xốp và gang thép Bắc Kạn giai đoạn 2 do Công ty CP VT&TN Toàn Bộ làm chủ đầu tư, đặt tại Bắc Kạn, công suất thiết kế dự kiến 500 tấn gang, sắt xốp/năm và 500 tấn phôi vuông/năm.
7. Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao do Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam làm chủ đầu tư, được đặt tại Ninh Bình, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/năm.
8. Nhà máy thép Việt Ý giai đoạn 2 do Công ty cổ phần thép Việt Ý làm chủ đầu tư, được đặt tại Hưng Yên, công suất thiết kế dự kiến là 500 tấn phôi vuông/năm.
9. Nhà máy luyện gang thép Quảng Bình do Công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư, được đặt tại Quảng Bình, ông suất thiết kế dự kiến 700 tấn gang, sắt xốp/ năm và 500 tấn phôi vuông/năm.
10. Nhà máy thép HK và thép CLC 2 giai đoạn do Công ty thép Thủ Đức, thép Biên Hòa làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/năm.
11. Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 03, do Công ty gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn gang, sắt xốp và 1000 tấn phôi vuông/năm.
12. Nhà máy thép Hậu Giang 2 giai đoạn, do Tổng công ty Thép Việt Nam làm chủ đầu tư, công suất thiết kế dự kiến là 1000 tấn phôi vuông/ năm.
Được biết, tổng công suất thiết kế dự kiến của 12 dự án trên là 1.350 tấn gang, sắt xốp và 6.520 tấn phôi vuông/năm.