Kết nối liên Triều: Kim Jong-un phá vây ngoại giao nước lớn

BVD – ‘Thông điệp bất ngờ’ của Kim Jong-un là một cách phá vỏng vây của lợi ích trong ngoại giao nước lớn mà Mỹ-Nga- Trung dựng lên quanh Triêu Tiên…

Việc cùng với Seoul mở lại kênh đối thoại tại làng đình chiến Panmunjeom, chuẩn bị cho việc nối lại các cuộc đàm phán cấp chính phủ lần đầu tiên kể từ tháng 12/2015, là một động thái bất thường của Bình Nhưỡng.

Bởi ngay sau khi có sự đổi thay chính trị tại Hàn Quốc năm 2017, chính quyền mới tại Seoul đã đề xuất tiến hành các cuộc đàm phán quân sự, cũng như thảo luận các vấn đề nhân đạo, trong đó có việc nối lại các cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán sau chiến tranh.

Tuy nhiên, phản ứng với thiện chí từ phía Nam Hàn là sự thờ của phía Bắc Hàn. Thậm chí không chỉ không hồi đáp để xuất của Seoul, Bình Nhưỡng còn tiếp tục đẩy vấn đề đi xa hơn qua việc liên tiếp thử nghiệm tên lửa và kỹ thuật hạt nhân.

Từ những những hành động cứng rắn của Bình Nhưỡng, dư luận luôn hồi hộp về khả năng Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên có thể bị vô hiệu, khi chính quyền Mỹ nhiệm kỳ 57 liên tục thể hiện quan điểm cứng rắn với vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Kim Jong-un đã tạo ra rào cản tốt nhất cho kế hoạch của mình

Bất thình lình, trong Thông điệp chào năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong-un lại đột nhiên có sự thay đổi quan điểm với Hàn Quốc, khi cho biết Triều Tiên sẵn sàng cử một đoàn vận động viên tham gia Thế vận hội tại Pyeong-chang.

Cùng với đề xuất chính sách “thể thao chính trị”, nhà lãnh đạo trẻ còn gợi ý việc tổ chức đàm phán liên Triều. Ngay lập tức Chính phủ Hàn Quốc đã đáp lại thông điệp bất ngờ của Triều Tiên, khi đề xuất tiến hành đàm phán vào ngày 9/1/2018.

Mặc dù đề xuất đàm phán của Seoul chưa được Bình Nhưỡng phản hồi, song với những động thái mang tính hòa hoãn từ Bắc Hàn, đã có nhiều nhận định rằng mục đích của Kim Jong-un nhằm tới việc chia rẽ quan hệ Mỹ – Hàn trong việc giải quyết xung đột trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, “Thông điệp bất ngờ” của Kim Jong-un mang ý nghĩa lớn hơn và mục đích của nhà lãnh đạo trẻ không chỉ là tấn công vào lợi ích Mỹ tại vùng Đông Bắc Á liên quan đến quan hệ Mỹ – Hàn.

Có thế nhận định, thông điệp của Kim Jong-un là nhằm tới 2 mục đích quan trọng: ngăn chặn giải pháp quân sự của Mỹ và phá vòng vây bao quanh Triều Tiên bằng lợi ích trong ngoại giao nước lớn giữa Mỹ – Nga – Trung và đang ngày càng siết chặt.

Kim Jong-un quá khôn ngoan khi chủ động kết nối với Seoul, khi không hy vọng có thể sớm kết nối với Washington. Chỉ cần việc kết nối liên Triều được kích hoạt thì mọi hành động gia tăng quân sự của Mỹ đều bị ngăn chặn, ngay cả khi Bình Nhưỡng vẫn hung hăng.

Bởi lẽ, thiện chí của Bắc Hàn là đáp ứng thiện chí của Nam Hàn và lúc này đã là thiện chí của cả dân tộc Triêu Tiên. Người Mỹ không thể tấn công trừng phạt Bình Nhưỡng trong mọi trường hợp, khi Kim Jong-un biến ý nguyện hòa hoãn của mình thành ý nguyện của cả dân tộc Triều Tiên.

Như vậy, việc kết nối liên Triều đã tạo ra một rào cản hữu hiệu với những đe dọa từ chính quyền Trump liên quan đến việc phát triển kỹ thuật tên lửa và tham vọng hạt nhân của Kim Jong-un.

Bên cạnh đó, “Thông điệp bất ngờ” của nhà lãnh đạo Bắc Hàn còn là một cách phá vỏng vây của lợi ích trong ngoại giao nước lớn mà Mỹ-Nga- Trung đã dựng lên xung quanh Triêu Tiên.

Có thể thấy rằng, chưa khi nào Triều Tiên lại bị tác động bởi lợi ích trong ngoại giao nước lớn như hiện nay. Dù Mỹ thể hiện sự hung hăng, Trung thể hiện sự cứng rắn, Nga thể hiện sự mềm dẻo với Triều Tiên, thì phía sau vẫn là lợi ích của họ liên quan đến lá bài “hạt nhân Triều Tiên”.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã trở thành lá bài trong ngoại giao nước lớn Mỹ – Nga – Trung

Bình Nhưỡng không có niềm tin vào Mỹ vì Washington luôn nói và làm không đi đôi với nhau khiến Triều Tiên luôn không được bảo đảm an toàn.

Bình Nhưỡng giảm niềm tin với Trung Quốc vì cho đến nay mọi vấn đề của Triều Tiên đều gần như không thuộc quyền quyết định của họ, mà Bắc Kinh quyết định thay.

Bình Nhương cũng không tin Nga vì bài học của Ukraine khi từ bỏ hạt nhân để đổi lấy sự bảo đảm của các cường quốc vẫn còn quá nóng hổi.

Và gần đây nhất, việc Nga – Trung ủng hộ Mỹ trong Nghị quyết 2735, gia tăng trừng phạt Triều Tiên là lời cảnh báo với Bình Nhưỡng, dù cả Moscow và Bắc Kinh đều bị Washington chỉ trích là vi phạm nghị quyết này, mở đường sống cho Bình Nhưỡng.

Khi Kim Jong-un chọn kết nối với Seoul, chuyển vấn đề xung đột Triêu Tiên để người Triều Tiên quyết định, từ đó đã hạn chế tối đa việc Mỹ – Nga – Trung sử dụng vấn đề hạt nhân Triều Tiên nhu một lá bài phục vụ cho lợi ích trong ngoại giao nước lớn.

 

(Datviet)

Related Posts