LHQ bắt quả tang hai công ty Singapore “lén lút” với Triều Tiên

BVD – Theo một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ), 2 công ty Singapore đã vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an (HĐBA) khi cung cấp xa xỉ phẩm tới Triều Tiên.

lhq bat qua tang hai cong ty singapore "len lut" voi trieu tien hinh anh 1

Nhiều loại rượu có mặt trong danh sách cấm vận của LHQ vẫn xuất hiện trong các cửa hàng ở Bình Nhưỡng

Theo bản báo cáo sắp được công bố vào cuối tuần này, hai công ty OCN và T Specialist của Singpore, vốn có cùng giám đốc và có liên quan tới nhau, bị cáo buộc xuất sang Bình Nhưỡng nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm, trong đó có rượu vang và rượu mạnh. Hành vi vi phạm nghị quyết của HĐBA này diễn ra cho tới tận tháng 7.2017.

Bản báo cáo chỉ ra rằng, trong khoảng 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014), trị giá các mặt hàng xa xỉ nhập trái phép vào Triều Tiên lên tới hơn 2 triệu USD. Tất cả số tiền hàng này được chuyển vào một tài khoản mà OCN và T Specialist thiết lập tại Ngân hàng Tín dụng Daedong của Triều Tiên rồi sau đó được chuyển vào một tài khoản ngân hàng của T Specialist ở Singapore.

Ngoài ra, cả OCN và T Specialist còn bị LHQ cáo buộc có “mối quan hệ lâu dài và gần gũi”, bao gồm việc có cổ phần, với Ngân hàng Thương mại Ryugyong – một ngân hàng của Triều Tiên bị Mỹ liệt vào danh sách cấm vận vào năm 2017.

Được biết, kể từ năm 2006, LHQ đã cấm các doanh nghiệp, quốc gia bán các mặt hàng xa xỉ phẩm cho Triều Tiên do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Trong vài năm gần đây, chính phủ Singapore cũng đã động thái tương tự để tuân thủ nghị quyết.

Hiện tại, chính phú Singapore cho biết việc điều tra đang được triển khai dựa trên cáo buộc của LHQ. Về phía mình, cả hai công ty nói trên đều phủ nhận việc đưa hàng trái phép vào Triều Tiên.

 lhq bat qua tang hai cong ty singapore "len lut" voi trieu tien hinh anh 2

Các chuyên gia lo ngại rằng, trường hợp ở Singapore chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vi phạm nghi quyết HĐBA LHQ

Cụ thể, T Specialist tuyên bố nguồn tiền không phải từ Triều Tiên mà là một công ty được đăng ký ở Hong Kong liên quan tới thương vụ từ trước năm 2012. Còn về Ngân hàng Ryugyong, OCN và T Specialist cho hay họ không hề có lợi ích gì từ ngân hàng này. Ông Edmond Pereira – luật sư đại diện cho 2 công ty Singpore – cũng khẳng định, các thân chủ của mình hiện không hề có bất kỳ mối liên hệ tài chính, lợi ích hay mối quan hệ khác với bất kỳ thực thể nào ở Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Pereira thừa nhận, OCN và T Specialist “từng giao dịch với các thực thể Triều Tiên… trước khi lệnh cấm vận của LHQ có hiệu lực”, đồng thời tiết lộ hai công ty này đang cố gắng “giảm thiểu sự liên quan tới Triều Tiên”.

Theo ông William Newcomb – cựu thành viên Hội đồng Các chuyên gia LHQ, đây là một ví dụ về những lỗ hổng tài chính Bình Nhưỡng có thể tận dụng để né tránh cấm vận.

“Thứ họ làm là thiết lập công ty bình phong, công ty chính, tài khoản ngân hàng và địa điểm giao dịch làm ăn ở những địa điểm khác nhau”, ông Newcomb giải thích. “Khi có chuyện xảy ra, thẩm quyền xử lý sẽ bị chồng chéo giữa các nước khiến cho việc giải quyết vấn đề sẽ trở nên rất phức tạp. Đó là một trong những kỹ thuật mà Triều Tiên sử dụng để qua mặt cấm vận”.

Còn theo BBC, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng, vụ việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng không chỉ ở Singapore, nhiều công ty khác ở châu Á cũng đang có những vi phạm tương tự.

(danviet)

Related Posts