Việt Nam “chốt” thành phần tham dự tập trận RIMPAC 2018

BVD – Phái đoàn quân sự Việt Nam tham dự tập trận hải quân quốc tế Vành đai Thái Bình Dương – RIMPAC 2018 hôm 26/6 đã lên đường tới quần đảo Hawaii.

 

Vào đầu tháng 6 này, phía Mỹ đã chính thức lên tiếng mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương – RIMPAC 2018 kéo dài từ ngày 27/6 tới 2/8.\

Theo thông báo từ phía Mỹ, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (Rim of Pacific – RIMPAC 2018) năm nay sẽ quy tụ 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân đến từ 26 quốc gia trên thế giới.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC có chu kỳ 2 năm một lần, kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1971 thì nó đã trải qua 25 kỳ.

Cuộc tập trận RIMPAC diễn ra với mục đích duy trì hợp tác song phương, đảm bảo an ninh hàng hải cũng như an ninh liên đại dương.

Khi thông tin trên được công bố đã có khá nhiều dự đoán về chủng loại tàu chiến sẽ được Hải quân Việt Nam gửi đi tham dự cuộc tập trận này.

Được biết đây là một sự kiện diễn tập quân sự có quy mô rất lớn, quy tụ số lượng lớn chiến hạm cũng như máy bay của các nước thành viên.

Ứng viên sáng giá nhất từng được nhắc tới là tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc cặp thứ hai có thêm chức năng chống ngầm, khi trong các nội dung bắn đạn thật có cả khoa mục phóng tên lửa lẫn ngư lôi.

Tuy nhiên trong khi ngày 27/6 cuộc tập trận RIMPAC đã chính thức khai mạc nhưng Việt Nam vẫn chưa có động thái gì sẽ cử chiến hạm của mình tham gia, dẫn tới nhận định rằng lực lượng có mặt tại cuộc tập trận này sẽ chỉ là một phái đoàn sĩ quan.

Đúng như dự đoán, Thông tấn xã Việt Nam hôm 26/6 đã cho biết thông tin chính thức về lực lượng của chúng ta sẽ tham dự sự kiện này.

Bản thông báo nêu rõ: Nhận lời mời của tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Mỹ, Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 26/6) đã cử 8 sĩ quan tham mưu tới đảo Hawaii, chuẩn bị tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018.

Trọng tâm của đoàn Việt Nam là diễn tập Sở chỉ huy hợp phần Hỗ trợ nhân đạo – giảm nhẹ thiên tai, các tàu chiến không được cử đến cuộc tập trận này. Như vậy là không có gì bất ngờ trước diễn biến trên.

Việc cử chiến hạm vượt nghìn dặm xa đóng quân xa nhà mặc dù sẽ giúp kíp thủy thủ làm quen hơn với điều kiện tác chiến viễn dương hay đánh giá kỹ chiến thuật một cách tốt hơn nhưng lại có nhược điểm là kinh phí phải bỏ ra rất lớn.

Trong điều kiện hiện tại có lẽ việc Việt Nam cử tàu chiến đi tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này là chưa thực sự phù hợp, cho nên đã dẫn tới quyết định sẽ chỉ có các sĩ quan chỉ huy hiện diện tại sự kiện trên.


Hy vọng rằng trong các lần tập trận RIMPAC tiếp theo, có thể ngay sau 2 năm tới, Việt Nam sẽ cử được chiến hạm góp mặt và tham gia đầy đủ các khoa mục huấn luyện của RIMPAC 2020, nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến, góp phần duy trì hòa bình, bảo vệ chủ quyền quốc gia

 

(ANTĐ)

Related Posts