CÁC BẠN LÁI XE CHÚ Ý BIỂN CẤM DỪNG, CẤM ĐỖ

BVD – Anh Vũ Tiến ( CTV ) vừa gửi đến tòa soạn bản dịch từ báo điện tử của Đức  nhằm làm rõ hơn Luật giao thông Đức :

Biển báo cấm dừng xe, cái gì cho phép, cái gì không?

  • Dừng không có nghĩa là đỗ xe.
  • Khi đang chạy xe, vì mục đích bắt buộc thì có thể dừng (Halten) dọc trên đường, bên lề có vạch. Lưu ý là không quá 3 phút. Quá thời gian đó và không có mặt ở xe thì xem như là đỗ xe (Parken), sẽ bị xử phạt. Nếu rời khỏi xe nhưng tầm nhìn và khả năng bao quát xe tốt thì có thể châm chước đến 10 phút, „dừng“ = „đỗ“ (Halten = Parken).
  • Những nơi cấm dừng tuyệt đối, kể cả không có biển báo:
  • + Đường hẹp, nơi đường khó quan sát
  • + Khu vực đường cua
  • + Nơi dồn  và tách luồng đường
  • + Nơi có tàu hỏa chạy qua
  • + Trước và trong khu vực có biển cứu hỏa
  • + Trên và bên các đường cao tốc, các đường giao thông có xe chạy
  • + Trên các đường có đèn báo sáng liên tục, không thay đổi màu sáng (Khác với đèn báo đỏ-vàng-xanh)
  • Trên các đường vòng tròn và nơi đỗ xe Taxi.

Một số biển báo:


Biển báo cấm dừng không ngoại lệ (Absolutes Halteverbot) toàn khu vực.

Biển báo cấm đỗ (Parken), nhưng được phép dừng không quá 3 phút (Halten).

Biển báo cấm đỗ có giới hạn khu vực (Eingeschränktes Parken), từ biển này là bắt đầu cấm đỗ, dừng ngắn thời gian (3 phút) cho phép.

Biển báo cấm đỗ kết thúc từ biển này, dừng xe (3 phút) trước biển được phép.

– Ngoài ra nếu cấm theo thời gian, thì sẽ được ghi lên biển báo.

– Nếu sau biển báo ấy không còn biển nào nữa, thì biển cấm ấy có giá trị đến ngã ba / ngã tư tới.

– Nếu xe bị hỏng trong/trên khu vực cấm dừng/đỗ, thì bạn không phải lo sợ bị phạt, nhưng hãy cố gắng nhanh như có thể, để đẩy xe sang một bên và để kéo, sửa xe. Nếu bạn để xe và đi vắng thì bạn phạm luât, sẽ bị phạt.

– Trường hợp chuyển nhà, mà cần chỗ đỗ xe to thì bạn phải làm đơn trình lên Sở giao thông thành phố ít nhất là 2 tuần trước khí chuyển. Ít nhất 4 ngày trước lúc chuyển, phải dựng biển nơi được phép đỗ xe chuyển nhà.

– Các biển báo có ghi thêm „Werktag“ (ngày làm việc), thì có nghĩa là có cả thứ Bảy, nếu không phải ghi thêm là: „Mo – Fr.“ (thứ Hai đến thứ Sáu)

Vũ Tiến (Berlin, 12.3.2019) lược dịch theo báo điện tử Đức.

Related Posts