SỬ DỤNG TIỀN CỨU TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VÀ HỢP LÝ ?

BVD – Trong lúc đại dịch khó khăn thế này mà xin được tiền trợ cấp của Chính phủ là mừng lắm rồi. Nhưng chi tiêu như thế nào ? trả các khoản gì ? hạch toán thuế ra làm sao ? … quả là không dễ ” nuốt”  chút nào !  Để giải đáp những vấn đề” hóc ” búa này, xin mời các bạn hãy đọc bài dưới đây ( Bài do Nhà báo Vũ Lương cung cấp ) 

– Số tiền nhận được qua gói hỗ trợ của nhà nước có được tiêu cho việc trả tiền ở nhà riêng và chi tiêu vào việc ăn uống, sinh hoạt cá nhân hay không ?

– Số tiền nhận được trong gói hỗ trợ, nghe nói là cho không, không phải hoàn lại ?

Xin giải thích như sau:

1- Không ai cấm các anh chị tiêu số tiền đó và tiêu cho việc chi trả trong cuộc sống cá nhân.
Nhưng khi các anh chị đặt đơn xin tiền, các anh chị đã phải đồng ý vào các điều khoản nêu rõ trong đó mà chưa hiểu hết nội dung của những điều khoản liên quan việc thỏa thuận tiêu số tiền đó phải tiêu đúng mục đích.
Mục đích ở đây: Các anh chị là doanh nghiệp thì sử dụng vào việc chi trả các khoản có liên quan đến cửa hàng như : Tiền thuê cửa hàng, điện nước, điện thoại, Internet, tiền mua xe trả dần, trả tiền cho Công nhân, bảo hiểm sức khỏe cho công nhân v.v…

2- Các anh chị khi chi tiêu nên giữ lại Rechnung, để làm thuế cuối năm
Khoản nào được chấp nhận, những chuyên gia làm thuế sẽ nhận được
1 Liste của Sở tài chính và tính tất cả các Rechnung có lý do cho vào khoản thanh toán cho gói hỗ trợ đó.
Ngoài những Rechnung được thanh toán theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng nhận hỗ trợ, sẽ không được tính.
Hiện nay Liste cụ thể, các Văn phòng thuế cũng chưa có trong tay, mà họ cũng chỉ có trong tay những thông tin như các anh chị thỏa thuận trong hợp đồng.

3- Số tiền nhận được trong gói hỗ trợ được Formulierung là ” Tiền hỗ trợ không phải hoàn lại”. Chúng ta nên hiểu từ ” Không phải hoàn lại” có nghĩa là các anh chị nhận 5000 euro, thì sau dịch bệnh này, người ta sẽ không bắt các anh chị phải trả lại 5000,00 Euro .

Nhưng các anh chị có nghĩa vụ phải coi 5000,00 Euro là tiền thu nhập và được khai báo trong khi làm thuế.

Và những năm sau, trong quá trình Doanh nghiệp các anh chị hoạt động lại, người ta sẽ có mức thu thuế khác, mỗi thứ một chút để có thể lấy lại số tiền các anh chị nhận được bằng những biện pháp Indirekt.
Nhà nước Tư bản không cho không những doanh nghiệp đang hoạt động một thứ gì.

Vấn đề cho không, không hoàn lại là 1 Begriff mà nhiều người vẫn tranh cãi vì hiểu sai vấn đề.

Những khoản chi tiêu hợp lý theo thỏa thuận sẽ không bị đánh thuế.
Ai không tiêu hết vào mục đích thỏa thuận sẽ phải hoàn lại. Nếu anh chị nào không hoàn lại thì được coi như số tiền đó là số tiền vay nhà nước, phải trả lãi xuất.

Nhiều người sau khi nhận được tiền, nhiều người nhận được ít hơn người khác thấy hối hận vì đã xin ít, muốn đặt đơn xin thêm lần nữa: Câu trả lời là không thể xin lần thứ 2.
Và cũng không phải tỵ nạnh với người xin được nhiều hơn mình, vì người xin được nhiều hơn cũng sẽ phải chứng minh mình tiêu số tiền này có đúng mục đích hay không?

Nếu Doanh nghiệp nào mà chứng minh mình tiêu hết số tiền đó đúng mục đích mà kinh tế thiếu hụt, không đủ sống thì các anh chị phải chứng minh được để xin trợ cấp XH bằng nhiều các gói hỗ trợ khác, kể cả xin Grundsicherung. Việc này sẽ có các chuyên gia tư vấn cho các anh chị.
……….

Nay xin giải thích với các bạn về gói hỗ trợ 3 tháng cho doanh nhân, yêu cầu các bạn đọc kỹ lưỡng, nhẩn nha từng câu từng chữ một. Đọc một bài, nhiều khi cũng là thử thách lòng kiên nhẫn của các bạn!

Thứ nhất! Gói hỗ trợ, như đã nói, là dành cho các doanh nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 này. Những người làm công/nhân viên không được hưởng cũng như đệ đơn xin! Qua đó, cũng tự hiểu được rằng, gói này được hỗ trợ để dùng chi trả cho doanh, xí nghiệp!

Thứ hai! Khi điền đơn online trên mạng, các bạn cũng phải bảo đảm rằng doanh nghiệp của mình đến ngày 31.12.2019 không thuộc dạng đang đứng trên bờ vực phá sản, mất khả năng chi trả (Insolvenz) hoặc phá sản (Konkurs)! Họ tránh trường hợp đầu cơ trục lợi!

Thứ ba! Gói hỗ trợ này không bắt buộc phải hoàn lại, nếu các bạn chi trả cho những chi phí của công ty mình vì ảnh hưởng của dịch!

Thứ tư! Gói hỗ trợ này nhất thiết phải được ghi chép trong báo cáo bản thuế năm 2020! Nhà nước sẽ hoạch định số tiền này là doanh thu của công ty các bạn. Những khoản được chi trả cho doanh nghiệp được coi như chi phí, (Betriebsausgaben!), không phải hoàn lại cũng như mất thuế! Những khoản được chi trả cho cá nhân như tiền thuê nhà, ăn uống… sẽ được coi như lãi doanh thu (Gewinn!), và sẽ bị đánh thuế!

Thứ năm! Nếu trừ hết chi phí cho doanh nghiệp và sinh sống, các bạn vẫn còn tiền dư, hãy trả lại cho nhà nước! Trong đơn online, các bạn chắc chắn cũng đã phải gạch các ô như “Sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu khai báo man, kể cả vô tình”, hoặc, “Tôi xin thề sẽ chịu trách nhiệm cho những khai báo trên”. Nếu không trả lại, năm sau họ có quyền đòi lại số tiền dư, cộng thêm lãi suất!

Thứ sáu: Tất cả các gia đình đang kinh doanh mà xin thêm tiền Harzt 4, đều có nghĩa vụ phải khai báo số tiền này với JobCenter. Điều này các bạn đã ký trong đơn nộp JobCenter bằng cách đánh dấu ở mục đã nhận và sẽ đòng ý với mọi điều khoản trong Merkblatt 1.

Nhiều bạn hỏi, chỉ để chi trả cho cửa hàng thì cuộc sống của mình ai chi trả?! Xin trả lời rằng, các bạn đều có thể đệ đơn xin Wohngeld, Kinderzuschlag, Jobcenter như toàn dân, kể cả khi các bạn là doanh nhân!

Các bạn nên nhớ, gói hỗ trợ này không phải là khoản trúng xổ số kèm giải độc đắc, và nhà nước không phải tổ chức thiện nguyện!!!

Vậy, khi đặt đơn phải tìm hiểu cho thật kỹ từng chi tiết , từng gạch đầu dòng, thì hãy đặt bút.

P/s: chúc cho tất cả chúng ta đều mạnh khỏe để đi qua cơn dịch một cách “hoành tráng” nhất😜😍. Dẫu biết khó khăn chắc chắn đang đợi chờ ta ở phía trước.

Cảm ơn các anh ở Hội Người Việt Berlin- Brandenburg đã dịch và tổng hợp

Related Posts