BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 22.07.2020 : Thế giới hơn 15.100.000 ca nhiễm, 620.000 người tử vong

BVD – Thế giới, đến 10 giờ ngày 22.07.2020 có trên 15.100.000 Người bị nhễm Virus Corona làm trên 620.000 người tử vong, hiện còn 9.118.471 người đang phải điều trị.

4 quốc gia có số ca nhiễm và tử vong lớn nhất thế giới là :

Quốc GiaNgười NhiễmTử Vong
Mỹ4.028.733144.958
Brazil2.166.53281.597
Ấn Độ1.194.88828.771
Nga783.32812.580

Việt Nam:

 Đến 14 giờ , giờ VN, ngày 22/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 5 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp này trở về từ Mỹ và Nga, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng tổng số trường hợp mắc tại Việt Nam lên 401 ca, trong đó 360 đã khỏi bệnh.

Việt Nam là một trong những nước duy trì được hơn 3 tháng không có ca nhiễm cộng đồng .

TIN NƯỚC ĐỨC:

Đến 8 giờ sáng 22.07.2020, toàn nước Đức có 203.890 ca nhiễm, trong đó có 9.180 ca tử vong. Hiện Đức chỉ còn hơn 6.610 người phải đang điều trị.

Berlin: Berlin hiện có 8.836 ca nhiễm, tăng 35 ca trong 24 giờ qua. Trong đó có 222 người tử vong, 8312 hồi phục sức khỏe . Đè „ giao thông Covid“ ở Berlin liên tục báo xanh. Tuy vậy Berlin vẫn hạn chế tập trung đông người đến hết tháng 10 năm nay.

AI ĐẶT TOUR DU LICH TÀU BIỂN MS ASTOR KHÔNG CÒN CƠ HỘI ĐI NỮA

Thương hiệu du lịch Đức đầu tiên trở nên vỡ nợ: tất cả các chuyến đi bị hủy

Công ty mẹ của Transocean Cruise đã nộp đơn xin phá sản. Bất cứ ai đã đặt một hành trình trên các tàu MS Astor hoặc MS Vasco de Gama ở Đức đều không thể thực hiện chuyến đi này nữa.

   

Trung Quốc đốt tài liệu khi Mỹ yêu cầu đóng lãnh sự quán

MỸCảnh sát và cứu hỏa Houston nhận báo cáo về vụ đốt tài liệu tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc khi Mỹ yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa cơ quan này trong 72 giờ.

Cảnh sát Houston cho hay họ nhận được thông tin về vụ đốt tài liệu tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sau 20h ngày 21/7 (8h sáng 22/7 giờ Việt Nam). Cảnh sát Houston cho biết họ đã quan sát thấy khói, nhưng “không được cấp quyền vào tòa nhà”.

Video chia sẻ bởi một phóng viên cho thấy một số người đang tập trung xung quanh các đám lửa bốc cháy ở sân tòa nhà Tổng lãnh sự quán. Từ ngoài đường phố cũng có thể thấy được khói bốc lên.

Vaccine Covid-19 Việt Nam tăng tốc

Bốn đơn vị đang gấp rút nghiên cứu vaccine Covid-19, dự kiến cuối năm thử nghiệm lâm sàng trên người. Bộ Y tế sẽ rút ngắn quy trình cấp phép.

Bốn nhà sản xuất vaccine Covid-19 trong nước gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac và Nanogen. Mỗi nhà sản xuất đi theo hướng khác nhau, bước đầu đều cho thấy kết quả khả quan. Thông tin này được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại Hội thảo triển khai nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine Covid-19 tại Việt Nam, sáng 22/7.

Ivac sử dụng công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi để bào chế vaccine. Ivac đã sản xuất được vaccine cúm, nay đang ứng dụng công nghệ này để sản xuất vaccine Covid-19. Còn Vabiotech phối hợp với trường đại học Oxford của Anh, tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine đáp ứng miễn dịch tốt.

 

Thảm họa tiềm ẩn với 94.000 con đập ở Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có số lượng đập, hồ chứa nước nhiều và lớn nhất thế giới. Theo con số báo chí Trung Quốc công bố có khoảng trên 94.000 con đập ngăn dòng chảy thành hồ chứa nước. Đó cũng là những quả bom nổ chậm khi mà nó có thể vỡ bất kỳ lúc nào do chất lượng đập và lượng nước mưa quá tải . 

Hàng nghìn đập đấp xây dựng trong những năm 1950 và 1960 theo chiến dịch mà cố chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra nhằm đối phó nạn hạn hán ở Trung Quốc, nơi chủ yếu phát triển nông nghiệp thời điểm đó.

Năm 2006, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết từ năm 1954 đến 2004, đê tại 3.486 hồ chứa sập do kém chất lượng và thiếu quản lý. Hiện chưa rõ phải chăng đợt mưa lớn năm nay là nguyên nhân vỡ đập ở Sa Tử Khê hay do thiết kế kỹ thuật. Cơ quan thủy lợi địa phương từ chối bình luận. Chính quyền huyện không trả lời yêu cầu bình luận.

Lý do châu Âu không ‘vỡ trận’ khi tái mở cửa

Khi châu Âu bắt đầu dỡ phong tỏa, nhiều người từng lo ngại nguy cơ “vỡ trận” như ở Mỹ, nhưng họ dường như đã tránh được viễn cảnh đó.

Châu Âu từng là tâm dịch của thế giới vào tháng 3 và tháng 4, với số ca nhiễm tăng vọt khắp các nước và nhiều nơi ghi nhận tỷ lệ tử vong cao. 5 quốc gia lớn của châu lục gồm Italy, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Pháp đã báo cáo gần 1,2 triệu ca nhiễm nCoV và 148.000 người chết, theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tới tháng 5, chính phủ các nước châu Âu bắt đầu nới dần loạt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt sau khi Covid-19 có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân giờ đây tràn ngập trong các quán bar, nhà hàng và bãi biển đông đúc.

Dù đôi khi xuất hiện những cụm dịch nhỏ, hoặc một đợt bùng phát đáng lo ngại phía đông bắc Tây Ban Nha, hay tình trạng gia tăng số ca nhiễm tại các nước vùng Balkan, tình hình Covid-19 ở châu Âu sau tái mở cửa dường như đã được kiểm soát. Số ca nhiễm nCoV mới tại Italy, Đức hay Pháp vẫn tiếp tục giảm, ở mức vài trăm ca mỗi ngày, thấp hơn nhiều so với con số vài nghìn vào lúc đỉnh điểm của khủng hoảng.

Giới chuyên gia đánh giá lý do phần lớn nằm ở sự thay đổi rõ rệt trong hành vi xã hội khắp châu Âu, sau những nỗ lực của giới chức nhằm thuyết phục công chúng tuân thủ ba chỉ dẫn phòng chống dịch bệnh, gồm giữ khoảng cách khi có thể, tăng cường vệ sinh và đeo khẩu trang khi cần thiết. Những người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước Covid-19, cần đề phòng đặc biệt.

“Chúng tôi đã ngăn chặn được làn sóng đại dịch đầu tiên bởi nhiều người dân đang thay đổi thái độ”, giáo sư Lothar Wieler, chủ tịch Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.

“Người dân châu Âu hiểu họ cần làm gì và thực hiện rất nghiêm túc”, Ilaria Capua, nhà virus học người Italy tại Đại học Florida, Mỹ, nhận xét. “Các quốc gia khác nhau xử lý khủng hoảng theo cách khác nhau, nhưng không có ai ở châu Âu đánh giá thấp dịch bệnh”.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts