BVD – BẢN TIN ĐẠI DỊCH MỚI NHẤT NGÀY 04.05: Thế giới trên 154 triệu ca nhiễm, 3,227 triệu người tử vong;

BVD – Tính đến 07 giờ ngày 04.05.2021 (giờ Berlin), toàn thế giới ghi nhận 154.195.608 ca nhiễm  Covid-19, tăng 669.689 ca mới,  trong đó có 3.227.188 người tử vong do bệnh viên phổi cấp, tăng 10.478 ca và đã có 131.615.229 bệnh nhân đã hồi phục;

Hiện còn hơn 19.353.191 bệnh nhân dương tính với Sars-CoV2 ( Covid-19 9 trong đó có 111.437 ca nặng cần được chăm sóc đặc biệt

Đứng đầu trong 222 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm trên toàn cầu là Mỹ với 33.230.561 ca nhiễm, tăng 39.767 ca, trong đó có 591.514 người chết, tăng 445 người tử vong mới trong 24 giờ. 

Ấn Độ là quốc gia hiện nay có số ca nhiễm hàng ngày cao nhất. Ngày 03.05 có 355.828 ca nhiễm mới, chiếm trên 50% số ca nhiễm ( 669.689) trên toàn cầu, đưa tổng số ca nhiễm của Ấn Độ lên 20.282.833 ca. Trong đó có 222.408 người tử vong. 

Ấn Độ là ổ dịch nguy hiệm nhất thế giới hiện nay. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng con số thực thế còn gấp 10 lần con số báo cáo. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa Ấn Độ sẽ lên đến đỉnh dịch và có khả năng đến nửa triệu ca nhiễm mỗi ngày và tới 4.500 người tử vong.

Một số quốc gia có số ca bệnh nhiều và lây nhiễm cao như sau

TIN VIỆT NAM

 Bản tin sáng 4/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 4 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca trong nước ghi nhận tại Hà Nội và Đà Nẵng, 2 ca nhập cảnh đã cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.985 bệnh nhân. Tổng số ca mắc COVID-19 của thế giới hiện là hơn 154,1 triệu ca
Bản tin chiều 3/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 19 ca mắc COVID-19, trong đó có 9 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 10 ca ghi nhận trong nước tại Vĩnh Phúc 8 ca, Hà Nam 2 ca. Việt Nam hiện có 2.981 bệnh nhân, thế giới hiện đã có 153,5 triệu người mắc COVID-19.

Sô ca mắc tại Việt Nam

Tính đến 6h ngày 04/5: Việt Nam có tổng cộng 1607 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 37 ca.

– Tính từ 18h ngày 03/5 đến 6h ngày 04/5: 04 ca mắc mới, trong đó có 02 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

8 tỉnh và TP cho học sinh nghỉ không đến trường

Đến trưa 4/5, 8 tỉnh, thành đã cho học sinh trên toàn địa bàn hoặc ở một số địa phương chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch Covid-19.

Khẩn: Từ 0h ngày 4/5, người đã cách ly 14 ngày, 2 lần xét nghiệm âm tính tạm thời chưa ra khỏi khu cách ly tập trung

“Sóng thần” Covid-19 ở Ấn Độ là bài học khiến mỗi người Việt Nam không thể lơ là

Đầu tháng 2/2021, Ấn Độ dường như đã kiểm soát được Covid-19. Số ca nhiễm theo ngày ở mức hơn 10.000 người – được coi là thấp đối với một đất nước 1,3 tỷ dân.

3,5 triệu người Ấn ngâm mình ở lễ hội sông Hằng cách đây một tháng.  Hình ảnh được các hãng thông tấn đăng tải khiến nhiều người sửng sốt.  sau đó, sự kiện này  trở thành cụm siêu lây nhiễm với hơn 2.000 ca một ngày.

Nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng các lễ hội, hoạt động văn hóa và tâm linh, đông người đã đẩy Ấn Độ vào vực thẳm đại dịch. Ngoài ra, sự mất cảnh giác và bắt đầu tự hào về thành công trong việc kiểm soát số ca mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp cũng phần nào khiến do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trở lại.

Để đến ngày 3/5, Ấn Độ ghi nhận hơn 360.000 ca Covid-19 mới trong ngày thứ 12 liên tiếp, nâng tổng số ca nhiễm lên 20 triệu, trong đó gần 219.000 người đã tử vong.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài bốn ngày vừa kết thúc, nhu cầu du lịch của người dân tăng đáng kể. Những hình ảnh chật ních tại Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Sầm Sơn, Cửa Lò cũng khiến nhiều người sửng sốt không kém so với cảnh tượng ở Ấn Độ.

Tại bãi biển Vũng Tàu hôm 30/4, ước tính có 70.000 người tắm biển, nhiều người không đeo khẩu trang. Bãi biển Nha Trang cũng có hàng nghìn người đổ về vui chơi, phần lớn không đeo khẩu trang…

'Sóng thần' Covid-19 ở Ấn Độ là bài học khiến mỗi người Việt Nam không thể lơ là
Bãi biển Vũng Tàu chiều 30/4. Ảnh: Hải Vân Vũng Tàu
'Sóng thần' Covid-19 ở Ấn Độ là bài học khiến mỗi người Việt Nam không thể lơ là
Bãi biển Vũng Tàu chiều 2/5. Ảnh: Quang Hưng

Công điện ngày 2/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê bình, nhắc nhở một số địa phương chống dịch chưa nghiêm. Thủ tướng nêu rõ, đến nay, Việt Nam vẫn cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nhưng tình hình ngày càng phức tạp, xuất hiện tình huống xấu và khó lường. Trong khi đó, thực tế, nhiều nơi đã có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thực hiện chưa nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Trong cuộc họp gần đây nhất của BCĐ chống dịch TP Hà Nội, Phó giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá tình hình các nước láng giềng với Việt Nam đang rất căng thẳng. “Ở đây liên quan tới một số nước nóng lòng dỡ bỏ giải pháp giãn cách xã hội, trong khi miễn dịch cộng đồng chưa cao. Ví dụ Ấn Độ, lễ hội sông Hằng, du lịch ở Thái Lan…”, ông nêu nguyên nhân và cảnh báo với nước ta.

Nêu thực tế tại Hà Nội với đặc thù giao lưu của trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, luôn luôn có nhiều người qua lại, ông Trần Đắc Phu cho rằng nguy cơ càng cao hơn. Đợt dịch hồi đầu năm, sau kỳ nghỉ Tết, số lượng người từ Hải Dương về Hà Nội lên đến hàng nghìn người thì sau đợt nghỉ lễ này số lượng người còn cao hơn.

Trong dịp nghỉ lễ, nhiều người đi lại, tiếp xúc người lạ mà không biết ai mang nguy cơ, khi có ca bệnh sẽ rất khó truy vết. Thậm chí, khi để lọt mầm bệnh, dịch không bùng phát ngay mà một thời gian sau mới xuất hiện

Bài học từ kinh nghiệm xương máu tại Ấn Độ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều quốc gia về công tác phòng chống dịch Covid-19. Ấn Độ chưa bao giờ nghĩ rằng làn sóng thứ hai sẽ ập đến dữ dội như vậy chỉ trong vòng vài tháng, kéo theo tình trạng thiếu hụt thuốc men, vật tư y tế và giường bệnh không thể lường trước…

Related Posts