Cục diện chiến sự Ukraine ngày thứ 130

Ngày 03.07.2022, Nga đã kiểm soát TP Lysychansk, lực lượng Ukraine đã rút lui và đầu hàng. Sau khi chiếm được TP này, Nga có bàn đạp quan trọng để tiếp tục đà tiến về phía tây, hướng tới thành phố Sloviansk và Kramatorsk của Ukraine.

Thách thức với Ukraine khi Lysychansk thất thủ

Lysychansk thất thủ cho phép Nga củng cố lực lượng tại tỉnh Lugansk để tiến sang Donetsk, khiến Ukraine đối mặt nguy cơ để mất toàn bộ vùng Donbass.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/7 thông báo quân đội nước này và phe ly khai đã “giải phóng Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR)” sau khi kiểm soát hoàn toàn thành phố Lysychansk và các thị trấn, làng mạc xung quanh. Quân đội Ukraine sau đó cũng xác nhận đã rút toàn bộ lực lượng khỏi Lysychansk để “bảo toàn mạng sống cho binh sĩ”.

Khói bốc lên sau những cuộc giao tranh tại Lysychansk, miền đông Ukraine, hôm 1/7. Ảnh: AFP.
Khói bốc lên sau những cuộc giao tranh tại Lysychansk, miền đông Ukraine, hôm 1/7. Ảnh: AFP.

Chiến thắng này giúp Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng lần đầu tiên kiểm soát toàn bộ lãnh thổ mà lực lượng ly khai này vạch ra kể từ khi tuyên bố tách khỏi Ukraine năm 2014.

Phe ly khai miền đông Ukraine tuyên bố thành lập LPR và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng từ năm 2014. Trong 8 năm giao tranh với quân đội chính phủ Ukraine sau đó, hai bên lâm vào thế cầm cự và không mở chiến dịch tiến công nào lớn dọc theo tiền tuyến dài gần 400 km. Nay nhờ có quân đội Nga họ đã có cơ hội chiếm trọn vùng ly khai.

Ukraine nói việc rút quân khỏi TP Lysychansk là để bảo tồn tính mạng cho các binh sĩ và sẽ tái chiếm lại sau này !

Ukraine nói Nga đốt khí tài trên đảo Rắn

Quân đội Ukraine cho rằng lực lượng Nga cố ý đốt tên lửa phòng không và radar để che dấu vết khi rút lực lượng khỏi đảo Rắn trên Biển Đen.

“Ngay khi hiểu rằng các khí tài trên đảo đang bị chúng tôi tấn công một cách hiệu quả và không thể sử dụng được nữa, họ quyết định từ bỏ khu vực này”, Natalia Humenyuk, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Quân khu miền Nam Ukraine, cho biết hôm 30/6, đề cập đến việc lực lượng Nga rút quân khỏi đảo Rắn (còn gọi là đảo Zmiinyi) trên Biển Đen.

Phía Nga cho rằng họ rút quân để mở đường cho việc giải tỏa ngũ cốc theo đề nghị của Liên hợp Quốc !

Ảnh vệ tinh cột khói bốc lên từ đảo Rắn ngày 6/5. Ảnh: Reuters.
Ảnh vệ tinh cột khói bốc lên từ đảo Rắn ngày 6/5. Ảnh: Reuters.

“Lực lượng chúng tôi vẫn chưa lên đảo, bởi hiện vẫn chưa rõ quân Nga đã rút hết hay chưa”, Humenyuk nói. “Vẫn còn quá sớm để lập một đơn vị đồn trú mới trên đảo Rắn”.

Đức nói Ukraine sẽ không được đảm bảo an ninh như nước NATO

Thủ tướng Đức Scholz cho biết họ và các đồng minh đang thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh cho Ukraine, song cách thức sẽ khác với bảo vệ thành viên NATO.

“Chúng tôi đang thảo luận với các nước thân thiết về những đảm bảo an ninh mà chúng tôi có thể đưa ra. Đây là quá trình đang diễn ra”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với đài truyền hình ARD hôm 3/7, đề cập về các biện pháp đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi kết thúc xung đột tại nước này.

Thủ tướng Đức không nói rõ những đảm bảo an ninh mà nước này và các đồng minh có thể dành cho Ukraine, nhưng cho biết các biện pháp đó sẽ không giống cách thức bảo vệ với các thành viên NATO.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trả lời phỏng vấn với đài truyền hình ARD tại Berlin hôm 3/7. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trả lời phỏng vấn với đài truyền hình ARD tại Berlin hôm 3/7. Ảnh: Reuters.

Điều 5 Hiệp ước NATO quy định mọi cuộc tấn công một thành viên của khối bị coi là đòn tấn công nhằm vào cả liên minh và NATO sẽ cùng tham gia đáp trả.

Kể từ khi thành lập, NATO mới kích hoạt Điều 5 một lần, sau vụ tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001. Liên minh đã phát động chiến dịch chống khủng bố đầu tiên, hỗ trợ tuần tra không phận Mỹ, đồng thời cử lực lượng tới Địa Trung Hải để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động khủng bố.

Thủ tướng Đức, người nhậm chức hồi tháng 12 năm ngoái, gần đây đối mặt với nhiều chỉ trích cả trong và ngoài nước là không thể hiện vai trò nổi bật trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, ông Scholz khẳng định không muốn trở thành kiểu chính trị gia tuần nào cũng hứa nhưng sau đó thất hứa tới 90%.

Bulgaria trục xuất 70 nhà ngoại giao Nga

70 nhân viên ngoại giao Nga cùng gia đình họ từ Bulgaria về nước trong đợt trục xuất lớn nhất mà Sofia từng thực hiện với Moskva.

Nhà ngoại giao cấp cao Nga Filip Voskresenski hôm 3/7 nói với các phóng viên tại sân bay ở thủ đô Sofia, Bulgaria, rằng ông là một trong số 70 nhà ngoại giao Nga bị nước chủ nhà coi là “người không được chào đón” hồi tuần trước và ra lệnh trục xuất trước ngày 4/7.

Lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Nga được quyền Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov đưa ra. Đây là đợt trục xuất nhà ngoại giao Nga lớn nhất mà Bulgaria từng đưa ra.

Nhân viên đại sứ quán Nga tại Bulgaria cùng gia đình khởi hành về nước tại sân bay Sofia hôm 3/7. Ảnh: AFP.
Nhân viên đại sứ quán Nga tại Bulgaria cùng gia đình khởi hành về nước tại sân bay Sofia hôm 3/7. Ảnh: AFP.

Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova hôm 1/7 ra tối hậu thư, yêu cầu Bulgaria thu hồi quyết định trục xuất nhưng không thành công. Đại sứ Mitrofanova cảnh báo Moskva có thể cắt quan hệ ngoại giao với Sofia.

Czech mở đường để Slovakia chuyển phi đội MiG-29 cho Ukraine

Cộng hòa Czech đồng ý tuần tra không phận Slovakia, đáp ứng một trong các yêu cầu do Bratislava đặt ra để chuyển giao tiêm kích MiG-29 cho Kiev.

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ Slovakia đến khi họ có máy bay mới. Tôi không thấy vấn đề gì và chính phủ sẽ chấp thuận phương án này”, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala nói trong cuộc thảo luận trên truyền hình với người đồng cấp Slovakia Eduard Heger hôm 3/7, thêm rằng không quân Cộng hòa Czech có thể bắt đầu tuần tra không phận Slovakia từ tháng 9.

Tiêm kích MiG-29 Slovakia bay biểu diễn tại triển lãm hàng không hồi năm 2016. Ảnh: Jetphotos.
Tiêm kích MiG-29 Slovakia bay biểu diễn tại triển lãm hàng không hồi năm 2016. Ảnh: Jetphotos.

“Chúng tôi đang chờ đợi tiêm kích F-16”, ông nói. Không quân Slovakia dự kiến nhận 14 chiếc F-16 để thay thế phi đội 12 chiến đấu cơ MiG-29 trong năm nay, nhưng thời điểm bàn giao đã lùi sang năm 2024.

Nga khoe tên lửa ‘không trượt phát nào’ tại Ukraine

Quân đội Nga công bố video tổ hợp Iskander-K khai hỏa trong chiến dịch ở Ukraine, khẳng định tổ hợp này chưa từng bắn trượt mục tiêu.

“Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và mục tiêu then chốt một cách dễ dàng, với độ chính xác cao nhất. Nó có khả năng bắn không trượt phát nào từ khoảng cách hàng trăm km”, truyền hình quân đội Nga Zvezda cho biết hôm nay khi công bố video hệ thống Iskander tham gia tập kích mục tiêu ở Ukraine.

Related Posts