Tổng hợp tình hình thời sự quốc tế ngày 01/07/2023

Trận phản công thảm họa của Ukraine ở Zaporizhzhia

Trận đột kích thất bại của hai lữ đoàn tại Zaporizhzhia khiến Ukraine mất 20% xe Leopard 2A6 và Bradley, tồi tệ hơn nhận định của chuyên gia Mỹ.

Tài khoản AndreiBtvt ủng hộ quân đội Ukraine trên Twitter hôm 26/6 đăng loạt ảnh chụp cận cảnh xe tăng thiết giáp nước này bị phá hủy trong cuộc đột kích bất thành gần làng Mala Tokmachka ở phía nam tỉnh Zaporizhzhia trước đó gần ba tuần.

Trong ảnh, hàng loạt xe tăng chủ lực Leopard 2A6 và xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley bị cháy rụi, ít nhất một xe Bradley mất tháp pháo. Bức ảnh thứ hai cho thấy nhiều xe khác bị bỏ lại ở phía xa, trong khi mìn chống tăng xuất hiện dày đặc quanh trận địa.

Xe tăng Leopard 2A6 và thiết giáp Bradley bị bỏ lại sau trận đánh gần Mala Tokmachka hôm 8/6. Ảnh: Twitter/AndreiBtvt

Xe tăng Leopard 2A6 và thiết giáp Bradley bị bỏ lại sau trận đánh gần Mala Tokmachka hôm 8/6. Ảnh: Twitter/AndreiBtvt

Lữ đoàn xe tăng chắp vá của Ukraine

Lữ đoàn 22 Ukraine vận hành những xe tăng T-72 hiện đại, nhưng cũng có những mẫu lạc hậu nhất, thể hiện tình trạng chắp vá của nhiều đơn vị Kiev.

Oleg Marzoev, sĩ quan dự bị thuộc quân đội Nga, hôm 29/6 đăng video các xe tăng Ukraine bị vô hiệu hóa trong cuộc đột kích thất bại gần làng Zherebyanki thuộc tỉnh Zaporizhzhia. Điều đáng chú ý trong video là chiếc xe tăng T-72 của Lữ đoàn cơ giới 22 quân đội Ukraine, nhưng lại lắp bánh chịu nặng của xe tăng T-62 lạc hậu hơn nhiều.

Hình ảnh này phản ánh thực tế quân đội Ukraine đang phải tung ra chiến trường những lữ đoàn trang bị xe tăng “chắp vá” tăng cường lực lượng tham chiến trên mặt trận Zaporizhzhia, trong bối cảnh các đơn vị  thiếu  nhiều loại  vũ khí.

Tư lệnh Ukraine giận dữ vì những chỉ trích với cuộc phản công

“Tôi thấy bức xúc khi nghe chỉ trích rằng chiến dịch phản công đang diễn ra chậm chạp. Đây không phải buổi biểu diễn để thế giới ngắm nhìn và đánh cược. Mỗi mét đất đều phải trả bằng máu. Các kế hoạch hiện nay vốn không khả thi nếu thiếu nguồn hỗ trợ, nhưng chúng vẫn được thực hiện. Chiến dịch không diễn ra nhanh như nhiều người mong muốn, nhưng vấn đề nằm ở phía họ”, tướng Zaluzhny nói.

Tướng Zaluzhny tại văn phòng ở thủ đô Kiev trong ảnh công bố hôm 30/6. Ảnh: Washington Post

Tướng Zaluzhny tại văn phòng ở thủ đô Kiev trong ảnh công bố hôm 30/6. Ảnh: Washington Post

Tư lệnh quân đội Ukraine cho biết ông thường xuyên duy trì liên lạc với các đối tác phương Tây, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley, người hiểu rõ nhu cầu của Kiev.

Nguồn lực hạn chế khiến hỏa lực pháo binh Ukraine chỉ tương đương 10% đối phương, trong khi họ muốn duy trì mức tiêu thụ đạn dược tương đương quân đội Nga, Tướng Zaluzhny, Tư lệnh quân đội Ukraine cho biết.

Giám đốc CIA tới Ukraine khi Kiev mở chiến dịch phản công

Quan chức Mỹ cho biết Giám đốc CIA bí mật tới Ukraine gần đây để gặp Tổng thống Zelensky và giới tình báo nước này, khi Kiev bắt đầu phản công.

Quan chức Mỹ hôm 30/6 xác nhận với AFP rằng giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã tới Ukraine gần đây, nhưng không tiết lộ thời gian cụ thể. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh các lữ đoàn Ukraine bắt đầu mở các đợt phản công chống lực lượng Nga ở phía đông và nam nước này từ đầu tháng 6.

“Trong chuyến thăm, ông Burns tái khẳng định cam kết của Mỹ trong chia sẻ thông tin tình báo nhằm giúp Ukraine chống lại Nga”, quan chức Mỹ cho biết thêm.

Giám đốc CIA William Burns tại Washington, Mỹ, hôm 8/3. Ảnh: Reuters

Giám đốc CIA William Burns tại Washington, Mỹ, hôm 8/3. Ảnh: Reuters

Washington Post cũng đưa tin rằng trong chuyến thăm hồi tháng 6 của giám đốc CIA, giới chức Ukraine đã chia sẻ về kế hoạch giành lại lãnh thổ từ tay lực lượng Nga và bắt đầu các cuộc đàm phán hướng tới lệnh ngừng bắn vào cuối năm.

Hungary phản đối EU viện trợ thêm cho Ukraine

Thủ tướng Hungary Orban phản đối EU cấp thêm tiền cho Ukraine và phàn nàn về việc Budapest chưa nhận được khoản hỗ trợ Covid-19 từ liên minh.

“Có một điều rõ ràng là Hungary sẽ không cấp thêm tiền cho Ukraine cho tới khi họ nói rõ số tiền khoảng 70 tỷ euro trước đó đã đi đâu”, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói ngày 30/6.

Các lãnh đạo EU trước đó tuyên bố sẽ thực hiện các cam kết lâu dài nhằm củng cố an ninh cho Ukraine trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi liên minh bắt đầu thực hiện vòng trừng phạt mới đối với Nga. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm 20/6 thông báo EU sẽ cấp cho Ukraine khoản viện trợ 50 tỷ euro (54,3 tỷ USD) trong giai đoạn 2024 – 2027.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Brussels, Bỉ, hôm 29/6. Ảnh: AFP

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Brussels, Bỉ, hôm 29/6. Ảnh: AFP

Lãnh đạo Hungary khẳng định gần như không có khả năng các nước thành viên EU sẽ chấp thuận kế hoạch tài chính của liên minh và “cuộc chiến trường kỳ” sẽ diễn ra.

“Chúng tôi thấy thật lố bịch và vô lý khi phải đóng thêm tiền để trả nợ các khoản vay của Liên minh châu Âu (EU) trong khi chúng tôi chưa được nhận số tiền mình có quyền hưởng”, ông Orban nói. Hai nước thành viên EU là Hungary và Ba Lan chưa nhận được quỹ phục hồi Covid-19 từ EU, do bị cáo buộc “gây tổn hại nền dân chủ và pháp quyền”.

Pháp triển khai thiết giáp cùng 45.000 cảnh sát dẹp bạo loạn

Bộ Nội vụ Pháp ngày 30/6 thông báo cảnh sát nước này bắt 875 nghi phạm bạo loạn trong một ngày qua. 249 cảnh sát bị thương trong những vụ đụng độ, song không ai trong tình trạng nghiêm trọng.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cùng ngày thông báo nước này sẽ triển khai 45.000 cảnh sát trên toàn quốc, tăng 5.000 nhân sự so với một ngày trước, cũng như điều động nhiều đơn vị đặc nhiệm. Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết lực lượng quân cảnh Pháp sẽ triển khai thiết giáp.

Bạo loạn bùng phát sau vụ cảnh sát Pháp bắn chết Nahel, 17 tuổi, sau khi dừng xe của thiếu niên này để kiểm tra hồi đầu tuần. Sự việc làm nóng trở lại tranh cãi về tình trạng cảnh sát phân biệt đối xử với người sống tại các khu ngoại thành, vốn có thu nhập thấp và đa sắc tộc.

Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, vào ngày 30/6. Ảnh: AFP

Người biểu tình đụng độ cảnh sát tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, ngày 30/6. Ảnh: AFP

Bất chấp phản ứng từ chính phủ Pháp, bạo loạn tại nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính phủ Pháp cho biết trong đêm 29/6, người biểu tình đã đập phá 492 công trình, đốt 2.000 phương tiện giao thông và gây ra khoảng 3.880 vụ cháy trên cả nước.

Tổng thống Pháp hủy công du vì bạo loạn

Tổng thống Macron hủy công du đến Đức khi căng thẳng gia tăng do bạo loạn 4 ngày liên tiếp sau vụ thiếu niên bị cảnh sát bắn chết.

Người phát ngôn Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 1/7 cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi điện thông báo quyết định hủy chuyến công du 4 ngày tại Đức, theo kế hoạch ban đầu sẽ bắt đầu từ ngày 2/7.

Hai lãnh đạo còn trao đổi thêm về tình hình cuộc khủng hoảng xã hội tại Pháp, bùng phát khoảng 4 ngày trước sau vụ cảnh sát bắn chết thiếu niên 17 tuổi ở ngoại ô thủ đô Paris.

Trợ lý của ông Macron cho biết lịch trình công du đến Đức cần được chuyển sang thời điểm thích hợp.

“Công du là hoạt động hữu nghị, đậm tính nghi lễ. Người dân Pháp sẽ khó thông cảm nếu Tổng thống đến Đức trong những ngày này. Ông ấy cần có mặt ở Paris”, trợ lý cho biết.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Marseille ngày 28/6. Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Marseille ngày 28/6. Ảnh: AFP

Yan Wernert, chuyên gia Viện Jacques Delors ở Đức, nhận định bất ổn xã hội ở Pháp đang tác động đáng kể đến khả năng triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống Macron.

Pháp triển khai thiết giáp cùng 45.000 cảnh sát dẹp bạo loạn

Giới chức Pháp thông báo triển khai 45.000 cảnh sát trên toàn quốc cùng thiết giáp để đối phó bạo loạn sau vụ một thiếu niên bị bắn chết.

Bộ Nội vụ Pháp ngày 30/6 thông báo cảnh sát nước này bắt 875 nghi phạm bạo loạn trong một ngày qua. 249 cảnh sát bị thương trong những vụ đụng độ, song không ai trong tình trạng nghiêm trọng.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cùng ngày thông báo nước này sẽ triển khai 45.000 cảnh sát trên toàn quốc, tăng 5.000 nhân sự so với một ngày trước, cũng như điều động nhiều đơn vị đặc nhiệm. Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết lực lượng quân cảnh Pháp sẽ triển khai thiết giáp.

Bạo loạn bùng phát sau vụ cảnh sát Pháp bắn chết Nahel, 17 tuổi, sau khi dừng xe của thiếu niên này để kiểm tra hồi đầu tuần. Sự việc làm nóng trở lại tranh cãi về tình trạng cảnh sát phân biệt đối xử với người sống tại các khu ngoại thành, vốn có thu nhập thấp và đa sắc tộc.

Related Posts