Thủ tướng Qatar – người đứng sau thỏa thuận Israel – Hamas

Sau nhiều tuần nỗ lực thúc đẩy đàm phán, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã giúp Hamas và Israel đạt đột phá với thỏa thuận ngừng bắn 4 ngày.

Chỉ vài giờ sau cuộc tấn công thảm khốc của Hamas vào miền nam Israel ngày 7/10, Thủ tướng Qatar kiêm Ngoại trưởng Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã bắt tay vào hành động.

Ông thành lập các nhóm chuyên trách nhằm phối hợp với Mỹ xử lý xung đột Hamas – Israel mới bùng phát. Trong vòng 48 giờ, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Mohammed đã nói chuyện với lãnh đạo cơ quan tình báo Mossad của Israel David Barnea, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đồng cấp Iran và lãnh đạo chính trị của Hamas Ismail Haniyeh.

Ý định ban đầu là giảm nhiệt xung đột. Tức giận và bị tổn thương sau cuộc tấn công đẫm máu nhất trên lãnh thổ kể từ khi nhà nước Do Thái thành lập năm 1948, Israel không có tâm trạng đàm phán. Thay vào đó, Tel Aviv nhấn mạnh yêu cầu Hamas thả 240 người mà nhóm bắt cóc trong cuộc tấn công.

Khi ông Mohammed nói chuyện với các lãnh đạo chính trị Hamas, đang sống lưu vong ở Doha và tách biệt với cánh quân sự của nhóm ở Gaza, họ nhấn mạnh rằng các thành viên Hamas không có ý định bắt nhiều con tin là dân thường như vậy.

“Hãy cho chúng tôi thấy điều đó bằng cách thả tất cả dân thường ngay lập tức”, các quan chức Qatar đề nghị. Song nhóm lãnh đạo Hamas nói rằng “việc này khá phức tạp”.

Nỗ lực đàm phán của ông Mohammed trở nên phức tạp kể từ đó. Phối hợp chặt chẽ cùng lãnh đạo cơ quan tình báo Mossad của Israel David Barnea và giám đốc CIA của Mỹ Bill Burns, lãnh đạo 43 tuổi nỗ lực tìm cách giải cứu những con tin mà Hamas giữ ở Gaza.

Ngày 22/11, sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, Hamas cuối cùng đồng ý thỏa thuận thả 50 con tin gồm phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, Tel Aviv ngừng chiến dịch tấn công ở Gaza trong 4 ngày và thả 150 người Palestine bị giam trong các nhà tù ở Israel.

Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani tại cuộc họp báo ở Doha, Qatar ngày 13/10. Ảnh: Reuters
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani tại cuộc họp báo ở Doha, Qatar ngày 13/10. Ảnh: Reuters

Là một trong những bên đối thoại chính giữa Israel và Hamas trong thập kỷ qua, Qatar đóng vai trò rất quan trọng. Qatar trước đó gửi hàng triệu USD viện trợ cho Gaza mỗi tháng theo chương trình hợp tác với Israel và Liên Hợp Quốc.

Hai tuần trước cuộc tấn công của Hamas, Thủ tướng Mohammed đã tiếp đón ông Barnea ở Doha và thảo luận về cải thiện tình hình kinh tế ở Gaza. Giống nhiều bên khác, Qatar rất bất ngờ với cuộc tấn công của Hamas. Song Thủ tướng Qatar không xa lạ với những cuộc khủng hoảng như vậy.

Ông Mohammed được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Qatar năm 2016, 18 tháng trước khi 4 nước Arab, do Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dẫn dắt, cắt quan hệ ngoại giao, thương mại và đi lại với quốc gia vùng Vịnh của ông.

Liên minh 4 nước Arab dường như nhận được hậu thuẫn từ tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó, cáo buộc Qatar ủng hộ các phong trào Hồi giáo và quá thân thiện với Iran.

Ông Mohammed sinh ra tại Doha, Qatar vào tháng 11/1980. Ông là thành viên của Hoàng tộc Al Thani, gia đình cai trị Qatar kể từ khi vương quốc này được thành lập vào thế kỷ 19.

Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học Qatar năm 2003, ông Mohammed trong những năm đầu sự nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao.

Ông trở thành nhà nghiên cứu kinh tế tại Hội đồng Gia đình Cầm quyền năm 2003, nơi ông giữ chức giám đốc các vấn đề kinh tế từ năm 2005 tới 2009. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Vụ Quan hệ Đối tác khu vực công và tư nhân tại Bộ Kinh doanh và Thương mại. Ông đã thành lập Enterprise Qatar, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao Qatar, ông còn đảm nhận những chức vụ như chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Khai thác mỏ Qatar, chủ tịch ủy ban điều hành của Hiệp hội Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Aspire – Katara.

Nhiều người Qatar khi đó lo lắng cho số phận đất nước và hoài nghi về khả năng của lãnh đạo ngoại giao trẻ, theo Tarik Yousef, giám đốc Hội đồng Trung Đông về Các vấn đề toàn cầu có trụ sở ở Doha. Không ít người so sánh ông với Hamad bin Jassim al-Thani, cựu thủ tướng và từng là ngoại trưởng Qatar trong hơn một thập kỷ.

Nhưng trong vòng vài tháng, ông Mohammed dần giành được ủng hộ từ công chúng nhờ sự lãnh đạo ổn định. “Đó chính xác là những gì Qatar cần”, Yousef nói.

Cựu thủ tướng Hamad đã lèo lái Qatar từ một khu vực sa mạc lạc hậu trở thành cường quốc khí đốt giàu có. Song ông theo đuổi chính sách đối ngoại quyết đoán, khiến nhiều nước láng giềng của Qatar khó chịu.

Ông Hamad bị thay thế khi Quốc vương Tamim bin Hamad al-Thani lên nắm quyền sau khi cha ông bất ngờ thoái vị năm 2013. Đó cũng là năm ông Mohammed gia nhập Bộ Ngoại giao Qatar với vai trò trợ lý bộ trưởng về hợp tác quốc tế.

Ông Mohammed thăng tiến trong những năm sau đó, khi Quốc vương Tamim nỗ lực điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của Qatar, tăng cường quan hệ với Washington. Quốc gia vùng Vịnh tích cực thể hiện mình là “người giải quyết vấn đề quốc tế”.

Ông Mohammed trở thành nhân tố trung tâm thực hiện thay đổi chính sách. Ông cũng giữ chức chủ tịch Cơ quan Đầu tư Qatar, quỹ đầu tư quốc gia có ngân sách 450 tỷ USD.

“Ông ấy là người khắc phục sự cố, hiểu rõ cơ hội và rủi ro”, một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nhận xét.

Kể từ khi các nước Arab dỡ bỏ cấm vận với Qatar đầu năm 2021, ông Mohammed đã bảo vệ quốc gia khỏi những chỉ trích trước thềm World Cup, đóng vai trò cầu nối đối thoại giữa Taliban và phương Tây sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, tạo điều kiện trao đổi tù nhân giữa Mỹ và Iran, làm trung gian đàm phán cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Mỹ.

Ông Mohammed được bổ nhiệm làm Thủ tướng Qatar hồi tháng 3. Ngay cả khi xung đột ở Dải Gaza đang là tâm điểm quan tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế, ông và nhóm cộng sự đã giúp đạt thỏa thuận cho phép 4 trẻ em Ukraine trở về với gia đình sau khi bị chia tách trong cuộc chiến ở nước này.

Tuy nhiên, một số người đặt câu hỏi liệu với vai trò kiêm nhiệm cả Thủ tướng và Ngoại trưởng, ông có thể tập trung cho các nhiệm vụ trong nước, đặc biệt là kế hoạch kinh tế của Doha hay không. Họ lo ngại ông sẽ luôn phải bận bịu giải quyết các thử thách ngoại giao.

Cho đến nay, Qatar đã được ca ngợi về vai trò trung gian đàm phán cho cuộc xung đột ở Gaza. Tuy nhiên, khi xung đột lắng xuống, mối quan hệ với Hamas của Doha, trong đó có việc cho phép đặt văn phòng chính trị của nhóm ở nước này, có thể trở thành vấn đề.

“Dù vai trò trung gian giúp củng cố vị thế của Qatar như người chơi quan trọng, nó cũng dẫn đến sự giám sát ngày càng tăng với quốc gia này và phơi bày những

Related Posts