Căng thẳng khi kéo dài lệnh ngừng bắn Israel – Hamas

Các nhà hòa giải phải chạy đua với thời gian để thuyết phục Israel đồng ý kéo dài thời gian ngừng bắn với Hamas, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giải cứu con tin.

Thỏa thuận ngừng bắn ban đầu có hiệu lực đến 27/11, nhưng Israel và Hamas sau đó đã đồng ý gia hạn thêm hai ngày. 48 giờ quý báu này đã giúp các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập có thêm thời gian tìm cách thuyết phục cả hai kéo dài thỏa thuận hơn nữa, hoặc biến nó thành một lệnh đình chiến lâu dài.

Quân đội Israel ở phía bắc Dải Gaza hôm 8/11. Ảnh: Reuters
Quân đội Israel ở phía bắc Dải Gaza hôm 8/11. Ảnh: Reuters

Trong các cuộc đàm phán ban đầu, Israel đã đơn phương tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn có thể kéo dài hơn 4 ngày nếu Hamas thả thêm con tin, do đó không cần phải thương thảo quá nhiều. Điều kiện mà Tel Aviv đưa ra rất rõ ràng: Cứ mỗi 10 con tin được thả, hai bên sẽ có thêm một ngày ngừng bắn.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tiến độ đàm phán qua trung gian Qatar và Ai Cập ngày càng chậm trễ. Quá trình chốt danh sách tù nhân và con tin sẽ được trao đổi diễn ra muộn hơn. Có thời điểm, Hamas thậm chí còn đe dọa dừng hoạt động này, khiến thỏa thuận ngừng bắn đứng trên bờ vực sụp đổ.

Tối 29/11, khi chỉ còn vài tiếng nữa là hết thời gian gia hạn ngừng bắn, tình hình có vẻ trở nên phức tạp hơn. Hamas thông báo họ tìm cách kéo dài thỏa thuận thêm 4 ngày, thậm chí gợi ý rằng sẵn sàng đàm phán thả tất cả con tin còn lại để đổi lấy việc chấm dứt chiến sự lâu dài.

Israel cho biết họ hoan nghênh việc thả thêm con tin, nhưng lại gửi đi những thông điệp trái chiều về việc tiếp tục lệnh ngừng bắn. Israel cũng từ chối đề xuất do Hamas đưa ra về việc trao trả 7 công dân Israel và thi thể ba con tin, được cho là thiệt mạng trong các đợt oanh tạc của Tel Aviv vào Gaza, để gia hạn thỏa thuận.

Quân đội Israel (IDF) phản ứng quyết liệt với thông tin này, cáo buộc Hamas tiếp tục “làm hại các con tin, trong đó có trẻ em”, khẳng định nhóm này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính mạng của toàn bộ con tin ở Dải Gaza.

Sự cương quyết của Israel khiến Lữ đoàn al-Qassam, cánh vũ trang của Hamas, yêu cầu các thành viên “sẵn sàng chiến đấu” trong những giờ cuối cùng của lệnh ngừng bắn. Thông báo này gây lo ngại về nguy cơ xung đột sẽ tiếp tục nổ ra ở Dải Gaza sau 6 ngày yên tĩnh.

Trong bầu không khí bất ổn xen lẫn lo lắng và hy vọng, các nhà hòa giải quốc tế đã cố gắng hơn bao giờ hết. Hai ngày qua, họ đã có mặt tại Qatar cùng với các quan chức cấp cao nhất của cơ quan tình báo Mỹ, Israel và Ai Cập trong nỗ lực kéo dài lệnh ngừng bắn.

Không có thông báo nào được đưa ra về sự hiện diện của Hamas trong các cuộc đàm phán, song rất ít khả năng Hamas không cử đại diện tham gia một cuộc họp tình báo quan trọng như vậy.

Nhiều người lúc đó kỳ vọng với kinh nghiệm qua hai vòng đàm phán, việc các nhà thương thảo đạt được mục tiêu kéo dài thỏa thuận ngừng bắn sẽ dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình này đã diễn ra rất khó khăn, với các cuộc thảo luận nhiều lần đứng trước nguy cơ sa lầy.

Theo giới quan sát, có nhiều lý do khiến Israel không mặn mà với việc kéo dài lệnh ngừng bắn quá lâu.

Lý do đầu tiên bắt nguồn từ các tính toán chiến thuật và chiến lược. Trong vài ngày qua, một số đại diện của quân đội Israel tuyên bố rằng họ không muốn tiếp tục gia hạn lệnh ngừng bắn.

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Dải Gaza nhằm đáp trả cuộc tấn công của Hamas, quân đội Israel đã cảnh báo về việc họ phải tham chiến mà không xác định được mục tiêu chiến lược rõ ràng.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhiều lần nhắc lại rằng mục tiêu của ông là bằng mọi cách tiêu diệt Hamas, nhưng ông chưa bao giờ chuyển hóa điều đó thành những chỉ thị, mệnh lệnh rõ ràng, có thể định lượng được.

“Các tướng quân đội thích nhận được mệnh lệnh rõ ràng kiểu như ‘hãy đến đó và làm điều này, khi bạn làm xong nó tức là công việc của bạn đã hoàn thành'”, Zoran Kusovac, bình luận viên kỳ cựu từ Al Jazeera, cho hay. “Việc họ háo hức chiến đấu không phải là bằng chứng cho thấy họ hiếu chiến, mà nó thể hiện rằng họ rất thực tế”.

Sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas, quân đội Israel đã huy động 360.000 quân dự bị, triển khai họ cùng đội quân thường trực 150.000 binh sĩ, để tấn công vào Dải Gaza. Trong khi cuộc chiến tiếp diễn, mỗi lính dự bị và mỗi đơn vị, dù ở Gaza hay dọc theo mặt trận phía bắc đối đầu với Hezbollah, đều biết chính xác nhiệm vụ và mục đích của họ là gì.

Nhưng khi ngừng giao tranh 4 ngày, rồi thêm hai ngày nữa, nhiều lính dự bị trở về nhà và phải đối mặt với những nghi ngờ, bất an, sợ hãi và lo lắng từ gia đình, người thân. Trong vài ngày qua, họ sống gần như thường dân, nhưng vì thời gian ngừng bắn theo thỏa thuận ban đầu kết thúc vào 27/11, họ sẽ phải trở về đơn vị vào chiều 26/11, thời điểm quyết định gia hạn được công bố.

Quân đội Israel sau đó phải quyết định cho họ nghỉ phép thêm hay yêu cầu họ trực chiến. Một thỏa thuận gia hạn ngừng bắn nữa sẽ làm phức tạp thêm công tác sắp xếp nghỉ phép và luân chuyển quân, đồng thời cuộc sống bán dân sự kéo dài cũng có thể làm tổn hại đến quyết tâm chiến đấu của lính dự bị, điều quân đội Israel không mong muốn nhất, Kusovac lưu ý.

Nữ binh sĩ Israel ôm Margalit Mozes, con tin được Hamas thả hôm 24/11. Ảnh: Reuters
Nữ binh sĩ Israel ôm Margalit Mozes, con tin được Hamas thả hôm 24/11. Ảnh: Reuters

Sau khi bị tấn công bất ngờ hồi đầu tháng 10, tinh thần chiến đấu cũng như nỗi căm giận Hamas bên trong Israel đã tăng vọt. Nhưng hiện tại, với tình hình chính trị đất nước rối ren và Thủ tướng Netanyahu hứng chịu nhiều chỉ trích, binh lính có thể bắt đầu suy nghĩ lại.

“Nhận thức được những vấn đề tiềm ẩn về tinh thần và quyết tâm chiến đấu, các tướng lĩnh Israel rõ ràng muốn kết thúc cuộc chiến hơn là chấp nhận những lệnh ngừng bắn liên tục mà trong mọi trường hợp đều gây bất lợi cho khả năng chiến đấu của quân đội”, Kusovac nhấn mạnh.

Dù vậy, đến 7h sáng 30/11, Israel vẫn quyết định gia hạn lệnh ngừng bắn thêm một ngày, ngắn hơn so với trước đây. Quyết định được đưa ra chỉ vài phút trước khi lệnh ngừng bắn trước đó hết hiệu lực.

“Phía Israel và Palestine đã đạt thỏa thuận gia hạn lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Dải Gaza thêm một ngày với các điều kiện như hiện tại, gồm dừng mọi hoạt động quân sự và tăng viện trợ cho Gaza”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Qatar Majed al- Ansari thông báo.

Thủ tướng Netanyahu khẳng định ông không có ý định xem xét một lệnh ngừng bắn kéo dài hơn. “Sau khi kết thúc giai đoạn giải cứu con tin, Israel có quay lại chiến đấu không? Câu trả lời chắc chắn là có”, ông nói. “Chúng tôi sẽ quay lại chiến đấu đến cùng”.

 

Các nhà hòa giải phải chạy đua với thời gian để thuyết phục Israel đồng ý kéo dài thời gian ngừng bắn với Hamas, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giải cứu con tin.

Thỏa thuận ngừng bắn ban đầu có hiệu lực đến 27/11, nhưng Israel và Hamas sau đó đã đồng ý gia hạn thêm hai ngày. 48 giờ quý báu này đã giúp các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập có thêm thời gian tìm cách thuyết phục cả hai kéo dài thỏa thuận hơn nữa, hoặc biến nó thành một lệnh đình chiến lâu dài.

Quân đội Israel ở phía bắc Dải Gaza hôm 8/11. Ảnh: Reuters

Quân đội Israel ở phía bắc Dải Gaza hôm 8/11. Ảnh: Reuters

Trong các cuộc đàm phán ban đầu, Israel đã đơn phương tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn có thể kéo dài hơn 4 ngày nếu Hamas thả thêm con tin, do đó không cần phải thương thảo quá nhiều. Điều kiện mà Tel Aviv đưa ra rất rõ ràng: Cứ mỗi 10 con tin được thả, hai bên sẽ có thêm một ngày ngừng bắn.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tiến độ đàm phán qua trung gian Qatar và Ai Cập ngày càng chậm trễ. Quá trình chốt danh sách tù nhân và con tin sẽ được trao đổi diễn ra muộn hơn. Có thời điểm, Hamas thậm chí còn đe dọa dừng hoạt động này, khiến thỏa thuận ngừng bắn đứng trên bờ vực sụp đổ.

Tối 29/11, khi chỉ còn vài tiếng nữa là hết thời gian gia hạn ngừng bắn, tình hình có vẻ trở nên phức tạp hơn. Hamas thông báo họ tìm cách kéo dài thỏa thuận thêm 4 ngày, thậm chí gợi ý rằng sẵn sàng đàm phán thả tất cả con tin còn lại để đổi lấy việc chấm dứt chiến sự lâu dài.

Israel cho biết họ hoan nghênh việc thả thêm con tin, nhưng lại gửi đi những thông điệp trái chiều về việc tiếp tục lệnh ngừng bắn. Israel cũng từ chối đề xuất do Hamas đưa ra về việc trao trả 7 công dân Israel và thi thể ba con tin, được cho là thiệt mạng trong các đợt oanh tạc của Tel Aviv vào Gaza, để gia hạn thỏa thuận.

Quân đội Israel (IDF) phản ứng quyết liệt với thông tin này, cáo buộc Hamas tiếp tục “làm hại các con tin, trong đó có trẻ em”, khẳng định nhóm này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính mạng của toàn bộ con tin ở Dải Gaza.

Sự cương quyết của Israel khiến Lữ đoàn al-Qassam, cánh vũ trang của Hamas, yêu cầu các thành viên “sẵn sàng chiến đấu” trong những giờ cuối cùng của lệnh ngừng bắn. Thông báo này gây lo ngại về nguy cơ xung đột sẽ tiếp tục nổ ra ở Dải Gaza sau 6 ngày yên tĩnh.

Trong bầu không khí bất ổn xen lẫn lo lắng và hy vọng, các nhà hòa giải quốc tế đã cố gắng hơn bao giờ hết. Hai ngày qua, họ đã có mặt tại Qatar cùng với các quan chức cấp cao nhất của cơ quan tình báo Mỹ, Israel và Ai Cập trong nỗ lực kéo dài lệnh ngừng bắn.

Không có thông báo nào được đưa ra về sự hiện diện của Hamas trong các cuộc đàm phán, song rất ít khả năng Hamas không cử đại diện tham gia một cuộc họp tình báo quan trọng như vậy.

Nhiều người lúc đó kỳ vọng với kinh nghiệm qua hai vòng đàm phán, việc các nhà thương thảo đạt được mục tiêu kéo dài thỏa thuận ngừng bắn sẽ dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình này đã diễn ra rất khó khăn, với các cuộc thảo luận nhiều lần đứng trước nguy cơ sa lầy.

Theo giới quan sát, có nhiều lý do khiến Israel không mặn mà với việc kéo dài lệnh ngừng bắn quá lâu.

Lý do đầu tiên bắt nguồn từ các tính toán chiến thuật và chiến lược. Trong vài ngày qua, một số đại diện của quân đội Israel tuyên bố rằng họ không muốn tiếp tục gia hạn lệnh ngừng bắn.

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Dải Gaza nhằm đáp trả cuộc tấn công của Hamas, quân đội Israel đã cảnh báo về việc họ phải tham chiến mà không xác định được mục tiêu chiến lược rõ ràng.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhiều lần nhắc lại rằng mục tiêu của ông là bằng mọi cách tiêu diệt Hamas, nhưng ông chưa bao giờ chuyển hóa điều đó thành những chỉ thị, mệnh lệnh rõ ràng, có thể định lượng được.

“Các tướng quân đội thích nhận được mệnh lệnh rõ ràng kiểu như ‘hãy đến đó và làm điều này, khi bạn làm xong nó tức là công việc của bạn đã hoàn thành'”, Zoran Kusovac, bình luận viên kỳ cựu từ Al Jazeera, cho hay. “Việc họ háo hức chiến đấu không phải là bằng chứng cho thấy họ hiếu chiến, mà nó thể hiện rằng họ rất thực tế”.

Sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas, quân đội Israel đã huy động 360.000 quân dự bị, triển khai họ cùng đội quân thường trực 150.000 binh sĩ, để tấn công vào Dải Gaza. Trong khi cuộc chiến tiếp diễn, mỗi lính dự bị và mỗi đơn vị, dù ở Gaza hay dọc theo mặt trận phía bắc đối đầu với Hezbollah, đều biết chính xác nhiệm vụ và mục đích của họ là gì.

Nữ binh sĩ Israel ôm Margalit Mozes, con tin được Hamas thả hôm 24/11. Ảnh: Reuters

Nữ binh sĩ Israel ôm Margalit Mozes, con tin được Hamas thả hôm 24/11. Ảnh: Reuters

Dù vậy, đến 7h sáng 30/11, Israel vẫn quyết định gia hạn lệnh ngừng bắn thêm một ngày, ngắn hơn so với trước đây. Quyết định được đưa ra chỉ vài phút trước khi lệnh ngừng bắn trước đó hết hiệu lực.

“Phía Israel và Palestine đã đạt thỏa thuận gia hạn lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Dải Gaza thêm một ngày với các điều kiện như hiện tại, gồm dừng mọi hoạt động quân sự và tăng viện trợ cho Gaza”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Qatar Majed al- Ansari thông báo.

Thủ tướng Netanyahu khẳng định ông không có ý định xem xét một lệnh ngừng bắn kéo dài hơn. “Sau khi kết thúc giai đoạn giải cứu con tin, Israel có quay lại chiến đấu không? Câu trả lời chắc chắn là có”, ông nói. “Chúng tôi sẽ quay lại chiến đấu đến cùng”.

Related Posts