Bản tin Covid tối ngày 02/07: Thế giới còn 11.648.185 ca dương tính, Việt Nam 545 ca nhiễm mới

BVD – Theo nguồn tin của Bộ Y tế VN, ngày 02/07/2021 có 545 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm của Việt Nam lên 17.727 ca, trong đó có 81 ca tử vong, 10.395 người đang điều trị, 7.247 người đã khỏi bệnh. Số người khỏi bệnh ra viện trong ngày 02/07 tăng 148 trường hợp.

Trong số 545 ca nhiễm mới được Bộ Y tế ghi nhận vào các thời điểm như sau: 

– 06:00 02/07/2021: THÔNG BÁO VỀ 151 CA MẮC MỚI (BN17577-17727)

+ 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hoà.
+ 147 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (118), Phú Yên (10), Đồng Nai (5), An Giang (4), Long An (3), Nghệ An (2), Đồng Tháp (2), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1); trong đó 122 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

– 12:15 02/07/2021: THÔNG BÁO VỀ 175 CA MẮC MỚI (BN17728-17902)

+ 05 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thanh Hóa (3), Long An (1), Kiên Giang (1).
+ 170 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (151), Phú Yên (10), Hưng Yên (3), Long An (2), Trà Vinh (1), Hải Phòng (1), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1); trong đó 143 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

– 18:40 02/07/2021: THÔNG BÁO VỀ 219 CA MẮC MỚI (BN17903-18121)

+ 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh.
+ 210 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (150), Phú Yên (20), Bình Dương (13), Quảng Ngãi (10), Đà Nẵng (3), Vĩnh Long (3), Long An (2), An Giang (2), Tây Ninh (2), Nghệ An (1), Đồng Tháp (1), Bắc Ninh (1), Bắc Giang (1), Lâm Đồng (1); trong đó 163 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
+ 148 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Đáng chú ý,  trong ngày 02/07 có 21 địa phương có ca nhiễm mới phát sinh. Trong số 545 ca mới thì TP Hồ Chí Minh 419 ca, chiếm 76%,  Phú Yên 40 ca, Bình Dương 13 ca, Quảng Ngãi 10 ca, Long An 7 ca, Đồng Nai 5 ca, An Giang 6 ca. Các địa phương: Đà Nẵng, Vĩnh Long, Nghệ An, Đồng Tháp, Hưng Yên mỗi nơi có 3 ca; Bắc Ninh, Bắc Giang mỗi nơi giảm xuống còn 2 ca; Các tỉnh : Lâm Đồng, Trà Vinh, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Bình Phước mỗi nơi có 1 ca nhiễm mới. 

Dịch bệnh tại TP HCM khó dự đoán hơn trước

Đợt bùng phát dịch bệnh tại TP HCM lần này nguy hiểm, phức tạp, khó dự đoán hơn trước, số ca nhiễm khả năng còn tăng trong những ngày tới.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nêu nhận định trên trong cuộc họp ban chỉ đạo chống Covid-19 tại TP HCM, ngày 2/7.

Trong thời gian áp dụng chỉ thị 10, bình quân mỗi ngày thành phố phát hiện 65 ca cộng đồng; 35 ca nhiễm qua sàng lọc tại các bệnh viện; có thời điểm thành phố ghi nhận trên 500 ca nhiễm một ngày.

Theo ông Phong, các biện pháp thành phố đang triển khai từng bước giúp phát hiện được các ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng. “Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể Delta mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới”, ông nhận định.

Bộ đội hóa học phun khử khuẩn tại chợ đầu mối Bình Điền, quận 8, TP HCM, ngày 27/6. Ảnh: Hữu khoa

Bộ đội hóa học phun khử khuẩn tại chợ đầu mối Bình Điền, quận 8, TP HCM, ngày 27/6. Ảnh: Hữu khoa

Sau hơn một tháng giãn cách xã hội, số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM vẫn tăng cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, hôm qua 2/7, TP HCM ghi nhận 419 ca nhiễm Covid-19, trong đó 84 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cơ sở y tế và tại cộng đồng. 335 trường hợp còn lại đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa.

WHO khuyến cáo xét nghiệm nCoV trong trường học

WHO cho biết nên xét nghiệm nCoV trong trường học dù chưa phát hiện bất cứ ca nhiễm nào để tránh tác hại của việc học từ xa.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/7 cho biết nên làm xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng thể nhanh ngay cả khi học sinh và nhân viên không có triệu chứng. Việc xét nghiệm trong trường học trước đây được khuyến cáo thực hiện nếu xác định một nhóm ca nhiễm nCoV.

“Những tháng mùa hè mang đến cơ hội quý giá cho các chính phủ để đưa ra biện pháp phù hợp giúp giảm tỷ lệ nhiễm virus và tránh phải đóng cửa trường học”, Hans Kluge, giám đốc WHO khu vực châu Âu cho biết trong thông cáo chung với UNICEF và UNESCO.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge trong cuộc họp báo ở Đan Mạch tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.

Kluge nhận định việc đóng cửa trường học “gây ra tác hại” đối với hoạt động giáo dục, xã hội cùng tin thần của trẻ em và thanh thiếu niên. “Chúng ta không thể để đại dịch cướp đi sự giáo dục và phát triển của trẻ em”, Kluge cho biết.

Campuchia ghi nhận người chết do Covid-19 cao kỷ lục

Campuchia hôm nay ghi nhận thêm 32 ca tử vong do nCoV, mức cao kỷ lục từ khi Covid-19 bùng phát, nâng số người chết lên 660.

Theo số liệu từ giới chức y tế Campuchia, nước này cùng ngày cũng tăng thêm 966 người nhiễm nCoV, khiến tổng ca nhiễm toàn quốc vượt 52.300. Tình hình Covid-19 tại Campuchia tiếp tục diễn biến phức tạp sau khi vừa trải qua ngày tồi tệ nhất vì đại dịch.

Khi ca nhiễm và tử vong vì nCoV liên tục tăng cao, Thủ tướng Hun Sen dự kiến đưa ra các biện pháp chống dịch quyết liệt hơn trong vài ngày tới. Ông cũng bày tỏ lo ngại về biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ và đang lây lan khắp thế giới, có thể gây ra đợt bùng phát lần ba ở Campuchia.

Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại Phnoem Penh hôm 1/5. Ảnh: AFP

Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại Phnoem Penh hôm 1/5. Ảnh: AFP

Trước tình hình đại dịch phức tạp, Bộ Y tế Campuchia cảnh báo sẽ xem xét tái áp đặt phong tỏa tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao nếu số ca nhiễm và tử vong không giảm.

Vaccine của Johnson & Johnson duy trì kháng thể tới 8 tháng

Johnson & Johnson tuyên bố loại vaccine Covid-19 một mũi tiêm của mình duy trì kháng thể tới 8 tháng, giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

“Dữ liệu hiện tại trong 8 tháng nghiên cứu tới nay cho thấy vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson loại một mũi tiêm tạo ra phản ứng trung hòa kháng thể mạnh mà không bị suy giảm, thậm chí còn cải thiện theo thời gian”, Mathai Mamen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty kinh doanh dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) hôm 1/7 thông báo.

Vaccine Covid-19 của công ty Johnson & Johnson. Ảnh: Reuters.
Vaccine Covid-19 của công ty Johnson & Johnson. Ảnh: Reuters.

Người tiêm vaccine tạo ra kháng thể trung hòa mạnh chống lại mọi biến chủng, bao gồm Delta, biến chủng siêu lây nhiễm xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ và đang là chủng gây lây nhiễm chủ yếu trên toàn cầu.

J&J đã gửi nghiên cứu tới trang web biRxiv để đánh giá. Các hãng sản xuất vaccine khác như Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZaneca, cũng đều tuyên bố vaccine Covid-19 của mình có tác dụng chống lại siêu biến chủng Delta.

TIN COVID-19 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Đến 21h53 GMT, toàn thế giới có 183.769.655 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 3.977.791 người chết, 168.143.679 người hồi phục sức khoẻ. Hiện còn 11.648.185 ca dương tính, trong đó có 78.353 ca nặng. 

Hà Huy, biên tập

Related Posts