Tổng hợp tình hình quốc tế ngày 19/07/2022

Chiến sự Ukraine: 

Ngày thứ 145 chiến sự: Nga tập  trung phá hủy căn cứ quân sự, hệ  thống  tên lửa, pháo của  Ukraine

Ngày  16.7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã  đi thị sát chiến trường và thăm cánh quân phía Đông, một trong ba mũi tiến công trong chiến dịch tại Ukraine, nhằm kiểm tra công tác chiến đấu ở miền đông nước này. Ông  đã  ra  lệnh  cho các đơn vị Nga được lệnh tập trung  pháo  kích vào  các mục tiêu quân sự , hệ  thống  tên lửa tầm xa và pháo dẫn đường của  Ukraine. 

Nga tuyên bố tên lửa chính xác cao phóng từ máy bay nhằm vào   vực Konstantinovka ở tỉnh Donetsk đã đánh trúng căn cứ tập kết “lính đánh thuê nước ngoài” thuộc Quân đoàn Quốc tế của Ukraine. “Khoảng 250 tay súng ngoại quốc, 7 xe thiết giáp và 12 xe cơ giới đã bị tiêu diệt”, phát ngôn viên quân đội Nga Igor Konashenkov cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo phá hủy thêm 14 sở chỉ huy của Ukraine trong một ngày tại tỉnh miền nam Mykolaiv, miền trung Zaporizhzhia và Donetsk, cùng với đó là một khẩu đội phòng không tầm trung Buk-M1, ba kho đạn pháo và một kho dầu.

Giới chức Ukraine trước đó cho biết :

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm nay cho hay quân đội nước này đã chặn đứng đà tiến của lực lượng Nga về phía Sloviansk, thành trì quan trọng của Ukraine ở Donetsk.

Ukraine  công  bố  đã  sử  dụng  binh  khí  phương  Tây  cung  cấp  một  cách  rất  có  hiệu  quả  gây  tổn  thất  nặng  nề  cho  quân  dội  Nga. Có  ít  nhất  30 mục  tiêu  là  kho  đạn, hậu  cần  và  sở  chỉ  huy  của  Nga  trên  đất  Ukrainae  đã  bị  xoá  sổ. Nga  chưa  bình  luận  về  thông tin trên. 

Ukraine tuyên bố bắt chỉ huy nhóm biệt kích Nga

Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 18/7 thông báo trên Telegram rằng đội đặc nhiệm Kedr của họ phối hợp cùng Vệ binh Quốc gia và Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ đã đụng độ nhóm biệt kích Nga khi tiến hành chiến dịch đặc biệt tại làng Dementiivka, huyện Derhachi, tỉnh Kharkov.

Nhóm biệt kích chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát và lật đổ (SRG) của Nga bị phát hiện khi ẩn nấp trong các tòa nhà đã bị phá hủy ở làng Dementiivka. Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine cho hay sau trận đụng độ, 36 lính biệt kích Nga đã thiệt mạng, nhiều binh sĩ bị thương.

Nhóm biệt kích Nga buộc phải rút lui, trong khi một trung đội trưởng SRG bị bắt làm tù binh và được đưa vào một cơ sở y tế để điều trị vết thương.

Stanislav Trutnev, người được cho là chỉ huy Nga đã bị Ukraine bắt. Ảnh: Pravda.

Stanislav Trutnev, người được cho là chỉ huy biệt kích Nga bị Ukraine bắt. Ảnh: Pravda.

Tình báo Ukraine cho biết trung đội trưởng bị bắt là Stanislav Trutnev, sinh năm 1989, người gốc tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine, từng tham chiến ở Syria. Trutnev là thành viên Biệt đội Chống tàu ngầm 140 thuộc Hạm đội Phương Bắc của hải quân Nga.

Ukraine bổ nhiệm quan chức chống tham nhũng làm trùm an ninh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 18/7 ký sắc lệnh bổ nhiệm Vasyl Maliuk sau khi đình chỉ chức vụ giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa (SBU) thay  cho  của người bạn thời thơ ấu Ivan Bakanov đã  bị  cách  chức  với  lý  do  làm  tình  báo  cho  Nga. 

Maliuk, 39 tuổi, là phó giám đốc SBU từ tháng 3/2020, lãnh đạo Ban chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức của hội đồng trung ương SBU.

Nga – phương Tây thi gan trong cuộc chiến kinh tế gây  thiệt  hại  hàng  nghìn  tỷ  US.

Trong cuộc chiến không tiếng súng này, Nga dường như đang chịu thiệt hại nhiều hơn, với nền kinh tế được dự đoán sụt giảm mạnh trong năm nay, chi phí sinh hoạt tăng vọt và hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đã rút khỏi Nga.

Nhưng Mỹ và châu Âu cũng đang phải gánh chịu cú sốc nghiêm trọng, chủ yếu do giá năng lượng tăng cao, đặc biệt là trong mùa đông sắp tới. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên khi các ngân hàng trung ương phản ứng với áp lực lạm phát bằng cách nâng lãi suất.

Theo một báo cáo gần đây của Economist Intelligence Unit (EIU), nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Anh, cuộc chiến kinh tế Nga – phương Tây sẽ làm hao hụt khoảng một nghìn tỷ USD sản lượng toàn cầu trong năm nay. EIU cho biết nền kinh tế toàn cầu hiện được dự báo tăng trưởng khoảng 2,8%, thay vì mức 3,9% được đưa ra trước khi chiến sự Ukraine bùng nổ. Đức, Italy và Pháp có thể sẽ là những nước bị sụt giảm sản lượng kinh tế nặng nề nhất.

Đệ nhất phu nhân Ukraine bất ngờ thăm Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo bà Olena Zelenska hôm 18/7 gặp Ngoại trưởng Antony Blinken tại thủ đô Washington, mở đầu loạt sự kiện của bà trong chuyến thăm đầu tiên đến Mỹ trên cương vị Đệ nhất phu nhân Ukraine.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại thủ đô Washington hôm 18/7. Ảnh: AP.
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại thủ đô Washington hôm 18/7. Ảnh: AP.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Zelenska tới Washington thảo luận cùng Ngoại trưởng Blinken và dự kiến gặp bà Jill Biden, trong chuyến thăm không được Kiev công bố. 

Gazprom nói dừng cấp khí đốt cho châu Âu là ‘bất khả kháng’

Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu là “tình huống bất khả kháng” và họ không phải chịu trách nhiệm.

Reuters ngày 18/7 công bố thư của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, trong đó tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với nguồn cung từ ngày 14/6. Bức thư được đề ngày 14/7.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức, đang trải qua tiến trình bảo dưỡng định kỳ kéo dài 10 ngày hàng năm, dự kiến kết thúc ngày 21/7. Một nguồn tin cho biết tuyên bố tình trạng bất khả kháng của Gazprom liên quan đến đường ống Nord Stream 1.

Gazprom chưa bình luận về thông tin trên.

Một cơ sở trên hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Một cơ sở trên hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Uniper, doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, thông báo đã nhận được thư của Gazprom và tuyên bố điều này vô lý. Hãng sản xuất điện RWE, doanh nghiệp khác nhập khí đốt Nga, thông báo đã nhận được thư của Gazprom và từ chối bình luận.

Hans van Cleef, chuyên gia kinh tế năng lượng của ABN Amro, nhận định thông tin trên “dường như là gợi ý rằng nguồn cung khí đốt qua Nord Stream 1 có thể không tiếp tục sau khi kết thúc 10 ngày bảo dưỡng”.

Lý  do  Cqnada  chưa  chuyển  thiết  bị  bảo  dưỡng  trả  lại do  lệnh  cấm  vận  của  EU. 

 

Hà Huy, biên  tập  

Related Posts