Trung Quốc phải công khai kế hoạch Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cho biết, Trung Quốc nên giải thích chương trình xây dựng đảo của họ ở Biển Đông, hoặc Bắc Kinh sẽ tiếp tục gây mất an ninh cho các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại tự do, trong đó có các quốc gia nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều về kích thước.

Trung Quoc phai cong khai ke hoach Bien Dong - Anh 1

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 3/6, bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee nói: “Những gì chúng tôi đang trông chờ từ Trung Quốc là sự giải thích tốt hơn về những gì họ đang làm”, ám chỉ đến các đảo mà Trung Quốc đã tạo ra bằng cách bồi đắp, cải tạo các rạn san hô ở Biển Đông, mà bây giờ diện tích của chúng đã lên tới hơn 3.000 mẫu đất.

Ông Brownlee khẳng định: Việc Biển Đông vẫn là một khu vực hòa bình, với những tuyến đường biển mở và bầu trời tự do là điều vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của cả thế giới.

Theo lãnh đạo Quốc phòng của New Zealand, mặc dù Trung Quốc biện bạch rằng lý do chính khi xây dựng cácđảo nhân tạo ở Biển Đông là cho các mục đích dân sự như tìm kiếm cứu nạn hàng hải, là vì hòa bình, nhưng hành động của Bắc Kinh lại trái ngược với những lời lẽ đó.

Ông Brownlee nhấn mạnh, điều quan ngại ở đây là Trung Quốc có thể biến thêm nhiều rạn san hô nữa thành các đảo nhân tạo – có khả năng phục vụ đời sống con người và sau đó, Bắc Kinh có thể tuyên bố chủ quyền hoặc thậm chí là đòi vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo nhân tạo này.

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cũng nói thêm rằng, khoảng 80% thương mại hàng năm của New Zealand đi qua Biển Đông và vấn đề tự do hàng hải, hàng không ở khu vực này rất quan trọng đối với New Zealand.

Theo ông Brownlee, tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái, một vị tướng Trung Quốc đã nói với ông rằng căng thẳng ở Biển Đông không phải là một vấn đề đối với New Zealand. Tuy nhiên, ông đã đáp lại viên tướng Trung Quốc rằng: “Từ điểm nhìn của một quốc gia thương mại nhỏ, chúng tôi có những mối quan tâm và vạch ra cho họ biết”.

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cũng nói thêm rằng, tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra trong một “hoàn cảnh hoàn toàn mới đối với bất kỳ luật đặc biệt nào về biển hay luật về lãnh thổ”. “Đó là mối quan tâm, mà không có quy tắc đặc biệt xung quanh việc này” – ông Brownlee nói.

Ông cũng cho hay, New Zealands đã điều máy bay tuần tra giám sát thường xuyên trên Biển Đông và chưa bao giờ bị chặn hay bị yêu cầu phải rời khỏi khu vực này từ các lực lượng Trung Quốc, trong khi cả Mỹ, Australia đều nhiều lần phản ánh về chuyện máy bay, hoặc tàu chiến của họ khi làm nhiệm vụ tuần tra thường lệ ở Biển Đông đã nhận được yêu cầu rời khỏi vùng lãnh thổ Trung Quốc yêu sách chủ quyền.

Related Posts