Biểu tình “CHexit” ở Philippines yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông

Một ngày trước khi tòa trọng tài ra phán quyết vụ kiện “đường lưỡi bò”, các nhà hoạt động và thành viên trên các mạng xã hội ở Philippines hôm nay đã đồng loạt khởi xướng chiến dịch yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông hay còn gọi là “CHexit”.
 >> Philippines rút lại tuyên bố sẵn sàng chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc ở Biển Đông
 >> Philippines và cơ hội chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc
 >> Lý lẽ của Philippines đâm toạc “đường lưỡi bò” của Trung Quốc


Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông. (Ảnh: AFP)

Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông. (Ảnh: AFP)

Lấy cảm hứng từ thuật ngữ “Brexit” chỉ cuộc trưng cầu ủng hộ Anh rời EU hồi cuối tháng 6, cụm từ “CHexit” cũng được người dùng mạng xã hội Facebook, Twitter và những người biểu tình ở Philippines sử dụng rộng rãi để yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông.

“Chúng tôi đề nghị bạn bè của chúng tôi từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những nước anh em ở Đông Nam Á kêu gọi một chiến dịch CHexit”. Trung Quốc nên ngừng bắt nạt các nước láng giềng”, một người dân Philippines có tên Mong Palatino nói khi tham gia biểu tình cùng với một nhóm người ở bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila.

Trên mạng xã hội, một số thông điệp thậm chí còn gay gắt hơn: “Trung Quốc hãy cút khỏi lãnh thổ Philippines #CHEXIT”, một tài khoản Twitter có tên @emiletabiar viết.

Một tài khoản khác có tên @rmcocoba viết: “Biển Đông không phải là thứ mà Trung Quốc có thể sở hữu #CHexit”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông với yêu sách “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò”. Để thách thức yêu sách này, năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế của Liên Hợp Quốc. Tòa dự kiến đưa ra phán quyết vào ngày mai 12/7 và được cho là sẽ bất lợi với Bắc Kinh. Trung Quốc đến nay vẫn ngang ngược tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa và lớn tiếng nói rằng tòa án này không có đủ thẩm quyền.

Giới quan sát cho rằng, phán quyết vào ngày mai của tòa trọng tài sẽ tác động lớn đến tình hình địa chính trị không chỉ với khu vực châu Á mà còn tới toàn thế giới.

Minh Phương

Theo AFP

Related Posts