Đứa bé đầu tiên trên thế giới ra đời với 1 người cha và 2 bà mẹ

Một bé trai 5 tháng tuổi được sinh ra ở Mexico có lẽ là em bé đầu tiên trên thế giới chào đời nhờ kỹ thuật mới, với sự kết hợp ADN của cả 3 người, trang New Scientist tiết lộ. “Đây là một tin vui và là một thành tựu rất lớn”, ông Dusko Ilic tại Đại học Hoàng gia London (Anh), người đã không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. “Đó là một cuộc cách mạng”.

Một bé trai 5 tháng tuổi được sinh ra ở Mexico có lẽ là em bé đầu tiên trên thế giới chào đời nhờ kỹ thuật mới, với sự kết hợp ADN của cả 3 người, trang New Scientist tiết lộ. “Đây là một tin vui và là một thành tựu rất lớn”, ông Dusko Ilic tại Đại học Hoàng gia London (Anh), người đã không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. “Đó là một cuộc cách mạng”.

Khoảng 1/4 ty thể của mẹ AH có những đột biết gây bệnh. Mặc dù hiện tại cô vẫn khỏe mạnh, nhưng hội chứng Leigh đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hai đứa con đầu lòng. Trước khó khăn này, cặp vợ chồng quyết định tìm đến sự giúp đỡ của John Zhang và các cộng sự của ông thuộc Trung tâm sinh sản New Hope ở thành phố New York (Mỹ). Tại đây, Zhang đã áp dụng kỹ thuật “3 bố mẹ” để tránh căn bệnh ty thể xuất hiện ở những đứa con.

Về mặt lý thuyết, có một vài cách để tiến hành kỹ thuật. Tại Anh, phương pháp được chấp nhận gọi là “chuyển giao nhân non”, với sự tham gia của trứng người mẹ, một trứng của người hiến tặng và tinh trùng của người cha. Trước khi trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia thành phôi non, phần nhân sẽ được tách ra. Nhân từ trứng đã được thụ tinh của người tặng được loại bỏ và thay thế bằng nhân trứng đã được thụ tinh của người mẹ.

Tuy nhiên, cách làm này lại là không thích hợp bởi cặp vợ chồng nói trên là những người theo đạo Hồi, và họ phản đối việc phá hỏng hai phôi thai. Vì vậy, Zhang đã phải tìm cách tiếp cận khác, và giải pháp này được gọi là “chuyển thoi nhân”. Áp dụng kỹ thuật này, ông đã tiến hành gỡ bỏ nhân từ một trong những trứng của người mẹ, sau đó đưa nó vào trứng hiến tặng, vốn đã có phần nhân được loại bỏ trước đó. Cuối cùng, thứ nhận được sẽ là trứng có ADN của người mẹ, ADN từ người hiến tặng, sau đó được thụ tinh với tinh trùng của người cha.

Sử dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu do ông Zhang dẫn đầu đã tạo ra tổng cộng 5 phôi, và chỉ một trong số đó phát triển bình thường. Phôi sau đó được cấy vào người mẹ và đứa trẻ được sinh ra 9 tháng sau đó. “Đó là một thông tin cực kỳ thú vị”, ông Bert Smeets tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, cho biết. Dự kiến, bác sĩ Zhang và các cộng sự của ông sẽ trình bày kỹ thuật của mình tại Hội nghị Khoa học Sinh sản diễn ra ở Mỹ vào tháng 10 năm nay. Không được chấp nhận ở Mỹ, do đó Zhang đã đến Mexico để tiến hành các thủ tục, nơi mà ông cho rằng “không có những quy định” về vấn đề này. Ông kiên quyết rằng mình đã lựa chọn đúng. “Cứu sống nhiều mạng người là việc đạo đức nên làm”.

 

Related Posts