Công bố danh sách 101 loại nước mắm chứa thạch tín vượt chuẩn

Nước mắm Hạnh Phúc 50 độ đạm, 584 Nha Trang 60 độ, Cát Hải hạng 1, Chinsu, Nam Ngư, Khải Hoàn 40 độ đạm… đều nằm trong danh sách 101 loại nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép.

Chiều 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vừa công bố kết quả cuộc khảo sát toàn diện về nước mắm được thực hiện trên 150 mẫu đóng chai, thuộc 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại siêu thị, đại lý, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng đặc sản trên 19 tỉnh thành phố cả nước.

Tiến hành khảo sát 150 mẫu nước mắm đóng chai bán trên thị trường 10 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy có 49 mẫu nằm trong ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (asen tổng dưới 1mg/lít), còn lại 101 mẫu chiếm 67,3% không đạt quy chuẩn, hàm lượng asen cao hơn mức cho phép.

Điều đáng lo ngại hiện nay là người tiêu dùng hoàn toàn không có nhiều thông tin lựa chọn khi mua nước mắm ngoại trừ những thông tin mà nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

Chính vì thế VINASTAS đã tiến hành lấy mẫu khảo sát nội dung ghi nhãn và các nhóm chỉ tiêu hóa học về thành phần cấu tạo, an toàn thực phẩm của nước mắm như: thành phần hóa học (nitơ, nitơ axit amin, nitơ amoniac), hàm lượng kim loại nặng (asen), hàm lượng muối.

Kết quả cho thấy có tới 125 trong tổng số 150 mẫu nước mắm đóng chai có ít nhất một trong 5 chỉ tiêu của nhóm hoá học được khảo sát không đạt so với tiêu chuẩn hoặc công bố trên nhãn hàng.

Bản danh sách các loại nước mắm vừa được VINASTAS kiểm nghiệm và công bố về hàm lượng arsen (thạch tín). Ảnh: Internet

Bản danh sách các loại nước mắm vừa được VINASTAS kiểm nghiệm và công bố về hàm lượng arsen (thạch tín). Ảnh: Internet

Trong đó, 51% mẫu có kết quả chỉ tiêu Nitơ toàn phần nhỏ hơn những gì doanh nghiệp công bố trên nhãn hàng hoá, 20% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ axit amin, 2% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ ammoniac.

Đặc biệt có khoảng 67% mẫu không đạt chỉ tiêu asen tổng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có asen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01mg/l). Trong số 51% số mẫu có lượng ni tơ toàn phần thấp hơn con số nhà sản xuất công bố trên nhãn hàng hóa, có tới gần 15% số mẫu có độ chênh lệch so với nhãn mác trên 40%.

Điều đáng chú ý là các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

Theo danh sách của VINASTAS, những nhãn hiệu nước mắm có hàm lượng asen dưới 1mg/lít có: Cát Hải 17 độ, Cát Hải cao đạm, Cát Hải hạng 1, Cholimex Hương Việt, Coop Mart 10 độ đạm, Hải Châu 20 độ đạm, Hải Châu 32 độ đạm, Hòa Hiệp 35 độ đạm, Hồng Hạnh, Hưng Việt, Liên Thành, Nam Ngư, Nam Ngư 15 độ, Năm Sao, Phan Thiết – Mũi Né, Thái Long, Thuận Phát 40 độ đạm, Quốc Hưng, Tân Hiệp Hương, Tân Phong….

Những nhãn hiệu nước mắm có hàm lượng thạch tín cao nhất (>4mg/lít) theo kết quả khảo sát của VINASTAS là: 584 Nha Trang 60 độ, Gia Hỷ, Hạnh Phúc (50 độ đạm), Hạnh Phúc (60 độ đạm), Nam Phan 25 độ, Nhĩ Vàng; Những nhãn hiệu có hàm lượng thạch tín cao từ 3,1-4mg/lít gồm: Cholimex Thượng hạng, Nữ hoàng (tứ tuyệt), Thanh Quốc 40 độ đạm, Thanh Quốc 43 độ đạm, Trung Thành ngư nhĩ, Tứ tuyệt.

Trước thông tin công bố về bản danh sách các nhãn hiệu nước mắm chứa hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép này, hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam đang tỏ ra vô cùng hoang mang, bởi đây đều là những nhãn hiệu nước mắm phổ biến, được số đông người tiêu dùng Việt sử dụng những năm vừa qua.

Tuy nhiên, thông tin này vẫn đang có những luồng tranh cãi trái nhiều. Bởi theo quy chuẩn về hàm lượng asen cho phép mà Bộ Y tế quy định là tính cho asen vô cơ, trong khi theo báo cáo của VINASTAS thì không phát hiện asen vô cơ trong các mẫu nước mắm. Điều này có nghĩa là hàm lượng asen được công bố trong các nhãn hiệu nước mắm kia là asen hữu cơ, chất này theo tìm hiểu thì có khả năng đào thải qua nước tiểu trong vòng 48h.

Phải chăng, đang có sự hiểu lầm và đánh đồng giữa khái niệm asen hữu cơ và asen vô cơ? Và mức độ ảnh hưởng của những chất này đến sức khỏe người tiêu dùng đến đâu? Vì vậy người tiêu dùng rất cần một thông báo chính thức từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về mức độ an toàn của các nhãn hiệu nước mắm kể trên.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra về tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất đang chi phối thị trường.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu nước mắm, quy mô thị trường năm 2015 đạt khoảng 11.300 tỷ đồng.

Related Posts