BVD – Bản tin thời sự ngày 27.02: Thế giới trên 113 triệu ca nhiễm, hơn 2,5 triệu người tử vong; nhiều chiến hạm phương tây đến Biển Đông

TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH TRÊN TOÀN THẾ GIỚI 

Tính đên 5h47 GMT, 27.02.2021. Toàn thế giới có 113.991.764 ca nhiễm. Trong đó đã có 89.550.831 người khỏi bệnh và 2.529.421 người tử vong bởi Vius Corona xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc tháng 12.2019. 

Trong đó: Châu Âu: 33.895.000 ca; Bắc Mỹ: 33424.000 ca; Châu Á: 24.868.000 ca; Nam Mỹ: 17851.000 ca; Châu Phi: 3.907.000 ca. 

Toàn cầu có 221/ 254 Quóc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm vius Corona.  Hiện vẫn còn trên 21, 820.000 ca dương tính, trong đó có trên 91.000 ca nặng phải chăm sóc đặc biệt. 

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 29.136.912 ca nhiễm, trong đó có 523.082 người tử vong

Tiếp theo là Ấn Độ với trên 11 triệu ca nhiễm, trong đó có 156.970 ca tử vong

Thứ ba là Brazil: 10.457.794 ca nhiễm, trong đó có 252988 ca tử vong 

Châu Âu có 11 quốc gia nằm trong tốp 21 nước có từ 1 triệu ca nhiễm trở lên. Gồm, Nga 4.233.000 ca, Anh quốc 5.163.000 ca, Pháp 3.712.000 ca, Tây Ban Nha 3.188.000 ca, Ý 2.888.000 ca, Thổ Nhĩ Kỳ 2.683.000 ca, Đức 2.436.000 ca, Ba Lan 1.684.000 ca, Ukraina 1.333.000 ca, CH Séc 1.212.000 ca, Netherland 1.079.000 ca. 

VIỆT NAM. 

Việt Nam đứng thứ 173 trên bảng xếp thứ tự với 2.426 ca nhiễm, 1.839 người khỏi bệnh, 35 ca tử vong, hiện còn 548 ca bệnh. Hải Dương là ổ dịch nặng nhất kể từ đầu mùa dịch. 

VẮC-XIN ( CACCINE-COVID-19) 

Đến nay trên thế giới đã có 11 loại / 58 Vắc-xin kháng Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới WHO và các quốc gia công nhận chất lượng và được tiêm phòng rộng rãi. 

STT Tên vắc xin Nhà sản xuất Bản chất Trụ sở
1 Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca The University of Oxford;
AstraZeneca;
(Anh)
Vắc xin vector (adenovirus) Vương quốc Anh
2 Sputnik V Viện nghiên cứu Gamaleya
(Nga)
Vắc xin vector (adenovirus) Viện nghiên cứu Gamaleya
3 BNT162b2 PfizerBioNTech
(Đức, Mỹ)
mRNA Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc
4 mRNA-1273 Moderna
(Mỹ)
mRNA Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington
Washington Health Research Institute
5 Ad5-nCoV CanSino Biologics
(Trung Quốc)
Vắc xin vector  (adenovirus) Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc
6 JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S) Johnson & Johnson
(Mỹ)
Vắc xin vector (adenovirus) Johnson & Johnson
7 NVX-CoV2373 Novavax
(Mỹ)
Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)” Novavax
8 BBIBP-CorV Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) Vắc xin bất hoạt Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam
9 CoronaVac Sinovac
(Trung Quốc)
Vắc xin bất hoạt Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac
10 Covaxin Bharat BiotechNational Institute of Virology
(Ấn Độ)
Vắc xin bất hoạt Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia
11 COVAX-19 Vaxine Pty Ltd.
(Úc)
Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia)

Theo tin nước ngoài và TTXVN, tính tới ngày 21-2, hơn 200 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 đã được tiêm tại ít nhất 107 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhóm  các nước công nghiệp phát triển (G7) chiếm 45% tổng số mũi tiêm. Con số thống kê này không bao gồm số liệu mới nhất từ Trung Quốc và Nga, hai nước ngừng công bố kết quả của các chương trình chủng ngừa trong vài ngày gần đây. 

* Bộ trưởng phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vắc-xin của Anh cho biết, trên thế giới hiện có khoảng 4.000 biến thể của Covid-19, buộc các hãng dược phẩm phải tìm cách cải tiến hiệu quả của vắc-xin. Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) nêu lo ngại về việc phát hiện ba biến thể mới của Covid-19 tại 20 quốc gia châu Mỹ.

TIN EU 

* Trước việc số ca mắc mới vẫn tăng cao, ngày 25-2, Pháp và Đức đã nhất trí về quy định người lao động di chuyển qua biên giới giữa hai nước phải có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2, qua đó vừa tránh việc đóng cửa hoàn toàn biên giới vừa kiểm soát dịch bệnh. 

Tại Berlin, phát biểu trong trong một cuộc đối thoại ngày 25-2 với người làm trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã lên tiếng chỉ trích những người hoài nghi đối với vaccine ngừa Covid-19 và yêu cầu người dân Đức tin tưởng vào các loại vaccine đã được phê duyệt. 

Hãng truyền thông Deutsche Welle dẫn lời Tổng thống Đức rằng, việc miễn cưỡng sử dụng loại vaccine này hay vaccine khác là “một vấn đề khá xa xỉ”, khi so sánh với những người đang chờ tiêm vaccine hoặc những người ở các quốc gia vẫn chưa có triển vọng về điều này. Ông nhấn mạnh, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các loại vaccine được Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt đều có hiệu quả và tương thích tốt.   

Tổng thống Steimeier cho rằng, chính việc tiêm chủng sẽ mang lại một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại virus. Do đó, ông Steinmeier kêu gọi mọi người phải tận dụng ưu đãi tiêm chủng khi đến lượt của mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người khác. 

Sau khởi đầu chậm chậm chạp, tỷ lệ tiêm chủng ở Đức hiện đang được tăng tốc. Tuy nhiên, vẫn còn sự hoài nghi lớn của người dân, đặc biệt là đối với vaccine của nhà sản xuất AstraZeneca của Anh – Thụy Điển. 

Theo truyền thông Đức, vào ngày 3-3, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp tiếp theo sau khi lệnh phong tỏa hiện tại sẽ kết thúc vào ngày 14-3. 

* Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu (EU) trực tuyến, các nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh các quy định hạn chế chặt chẽ đối với hoạt động đi lại không cần thiết phải được duy trì trong bối cảnh toàn khối đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 và đối mặt với mối đe dọa từ những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tuyên bố chung của 27 nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên EU được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nêu rõ tình hình dịch tễ tiếp tục nghiêm trọng và các biến thể mới gây ra thêm nhiều thách thức. Vì vậy, các nước phải duy trì các quy định chặt chẽ trong khi đẩy mạnh những nỗ lực nhằm tăng tốc nguồn cung các loại vaccine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, biến thể B117 của virus ở Anh hiện đã có mặt ở tất cả 27 quốc gia thành viên EU, trong khi biến thể Nam Phi được ghi nhận ở 14 quốc gia thành viên và biến thể ở Brazil xuất hiện tại bảy quốc gia. Đây là những biến chủng có khả năng lây nhiễm cao khiến các quan chức y tế cộng đồng lo lắng. 

 Nhiều nước phương Tây điều tàu chiến đến Biển Đông

Hồi đầu tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố, nước này đã cử một tàu ngầm tấn công tới Biển Đông.

Theo trang Naval News, hôm 18/2, Nhóm sẵn sàng đổ bộ (ARG) của Hải quân Pháp gồm tàu chỉ huy – đổ bộ lớp Mistral “Tonnerre” và tàu khu trục lớp La Fayette “Surcouf” cũng rời căn cứ hải quân Toulon, chính thức khởi động sứ mệnh hàng hải Jeanne d’Arc 2021 với 2 lần di chuyển qua Biển Đông.

Hàng loạt nước phương Tây điều chiến hạm đến Biển Đông thách thức Trung Quốc
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đến Biển Đông trong chiến dịch hàng hải đầu tiên trong năm 2021. Ảnh: The Sun

Trong khi đó, một chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Canada hồi tháng 1 đã đi qua eo biển Đài Loan trên đường tới địa điểm tập trận chung cùng các lực lượng Australia, Nhật và Mỹ ở Biển Đông.

Trong thông cáo phát đi cuối ngày 29/1, Bộ Quốc phòng Australia cũng thông báo, các chiến hạm và máy bay quân sự của nước này sẽ tiếp tục tuần tra trong khu vực, vài ngày sau khi Trung Quốc ban hành luật mới cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng bắn tàu nước ngoài.

Báo Telegraph hôm 23/2 đưa tin, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, một trong những hàng không mẫu hạm lớn nhất và mới nhất của Anh đã rời cảng Portsmouth để lên đường tới Biển Đông. Nhà chức trách tiết lộ, tàu sân bay này được 2 tàu khu trục Type 45, 2 tàu hộ tống Type 23, một tàu ngầm hạt nhân, một tàu tiếp nhiên liệu lớp Tide và tàu tiếp tế RFA Fort Victoria tháp tùng thực hiện sứ mệnh.

Bắc Kinh lớn tiếng cảnh báo sẽ có “các biện pháp cần thiết” để đáp trả.

 

Theo giới quan sát, dù không có yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng các nước phương Tây nói trên muốn ủng hộ Mỹ trong nỗ lực chống lại việc Trung Quốc đơn phương bành trướng, tranh chấp chủ quyền trên biển với các nước láng giềng trong khu vực.

Washington công khai gọi các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với phần lớn vùng biển giàu tài nguyên, rộng gần 3,5 triệu km2 là “phi pháp”. Mỹ trong tháng 2 đã hai lần điều các tàu khu trục đến Biển Đông sau các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) thường xuyên trong khu vực hồi năm ngoái, “nhằm thách thức các lệnh hạn chế đi lại cũng như yêu sách chủ quyền trái luật của Trung Quốc”.

Các nhà phân tích cũng tin rằng, các nước phương Tây sẽ phản đối Trung Quốc tìm cách thâu tóm vùng biển vì việc đó chống lại các lợi ích kinh tế hiện tại của họ ở châu Á, chẳng hạn như quyền tiếp cận một trong những tuyến vận tải hàng hóa quan trọng trong khu vực.

Alan Chong, Phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định, các nhà lãnh đạo phương Tây đang hy vọng sẽ “tạo ra đòn bẩy” chống lại Trung Quốc. Và một cách để hiện thực hóa mục tiêu đó là đảm bảo Bắc Kinh “coi trọng các giá trị và nguyên tắc của châu Âu về việc duy trì hoạt động đi lại tự do, rộng mở qua các vùng biển quốc tế”.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts