Tổng hợp thời sự quốc tế, ngày 20.09.23

Nga ‘tập kích kho tên lửa Storm Shadow’ của Ukraine

Nga thông báo triển khai tên lửa dẫn đường tầm xa, UAV nhằm vào các kho cất trữ tên lửa Storm Shadow và đạn uranium nghèo của Ukraine.

“Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện đòn tập kích hiệp đồng bằng tên lửa dẫn đường tầm xa phóng từ máy bay và phi cơ không người lái (UAV) vũ trang, nhằm vào những địa điểm cất giấu tên lửa hành trình Storm Shadow và đạn uranium nghèo của Ukraine”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết hôm 18/9.

Oanh tạc cơ Tu-95MS Nga phóng tên lửa hành trình hồi năm 2017. Ảnh: BQP Nga

Oanh tạc cơ Tu-95MS Nga phóng tên lửa hành trình hồi năm 2017. Ảnh: BQP Nga

Bộ tư lệnh không quân Ukraine cùng ngày nói rằng Nga đã phóng 17 tên lửa hành trình Kh-55/101/555 và 24 UAV tự sát kiểu Shahed-136/131, khẳng định các đơn vị phòng không đã đánh chặn thành công 35 trong tổng số 41 mục tiêu được phát hiện.

Sai lầm chiến thuật có thể làm suy yếu phòng tuyến Nga ở Ukraine

Nga có thể đã dồn quá nhiều nhân lực và vũ khí cho tuyến phòng thủ đầu tiên, khiến những lớp bảo vệ phía sau mỏng hơn và dễ bị xuyên thủng.

Tư lệnh lục quân Ukraine Oleksandr Syrsky ngày 17/9 thông báo quân đội nước này đã giành lại Klishchiivka, làng chiến lược gần thành phố tiền tuyến Bakhmut. Ngôi làng được coi là bàn đạp để Ukraine có thể đánh thọc sâu vào phòng tuyến Nga ở phía nam, đồng thời đe dọa tuyến hậu cần tiếp tế cho Bakhmut.

Chiếm được Klishchiivka cùng làng chiến lược Rabotino ở tỉnh Zaporizhzhia, quân đội Ukraine có thể tiến đánh xa hơn tới Tokmak, thị trấn then chốt nằm cách thành phố Melitopol khoảng 80 km.

Chiến dịch phản công của Ukraine từ đầu tháng 6 diễn biến không thuận lợi, chủ yếu là do vấp phải phòng tuyến đầu tiên mà Nga đã đầu tư nhiều thời gian, công sức xây dựng ở miền đông và miền nam. Chúng gồm hệ thống chiến hào chằng chịt, kết hợp với những bãi mìn dày đặc và phòng tuyến “răng rồng” cản trở đà tiến của xe tăng, thiết giáp đối phương.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga ở Zaporizhzhia hồi tháng 8. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga ở Zaporizhzhia hồi tháng 8. Ảnh: Reuters

Nga cũng triển khai lượng lớn lính dù tinh nhuệ kết hợp cùng các đơn vị tình nguyện hoặc nghĩa vụ ở tiền tuyến để bảo vệ phòng tuyến đầu tiên trước chiến dịch phản công của Ukraine.

Ukraine từ chối nhận lô xe tăng Leopard 1 của Đức

Ukraine không nhận lô xe tăng Leopard 1 mà Đức mới chuyển giao, cho rằng chúng bị hỏng và Kiev không thể tự sửa chữa.

Tờ Der Spiegel của Đức hôm 19/9 cho biết Ukraine từ chối nhận 10 chiếc xe tăng Leopard 1 của Đức trong buổi lễ bàn giao ở thành phố Rzeszów, Ba Lan, khi phát hiện những chiếc xe này bị hư hỏng và Kiev không có đủ kỹ sư, linh kiện thay thế để tự sửa chữa.

Đây là lô Leopard 1 thứ hai mà Đức chuyển giao cho Ukraine từ đầu chiến sự. Berlin hồi đầu năm cam kết phối hợp với Hà Lan và Đan Mạch để cung cấp cho Kiev hơn 100 chiếc Leopard 1 đã được tân trang. Một số chiếc trong lô đầu tiên mà Đức bàn giao cho Ukraine hồi tháng 7 cũng gặp vấn đề về kỹ thuật tương tự lô thứ hai.

Binh sĩ Ukraine trong buổi huấn luyện xe tăng Leopard 1 tại Đức hôm 3/5. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine trong buổi huấn luyện xe tăng Leopard 1 tại Đức hôm 3/5. Ảnh: Reuters

Xe tăng Leopard 1 do hãng Porsche phát triển vào những năm 1960, với hơn 4.700 chiếc đã xuất xưởng. Leopard 1 nặng 42,2 tấn, được trang bị pháo với rãnh khương tuyến L7A3 105 mm, hai súng MG-3 hoặc FN MAG, có thể đạt tốc độ tối đa 65 km/h với tầm hoạt động 450-600 km.

Đức đã loại biên Leopard 1 vào năm 2003 và đang thiếu kỹ sư biết vận hành dòng xe này, nên phải nhờ binh sĩ Hà Lan và Đan Mạch hỗ trợ trong quá trình đào tạo kíp lái Ukraine. Tuy nhiên, nhiều quan chức Đức cho rằng Leopard 1 có thể là lựa chọn thay thế hữu ích cho Leopard 2A6, mẫu xe tăng chủ lực có giá đắt hơn nhiều lần với số lượng sẵn có không cao.

UAV tự sát Nga tấn công tiêm kích Ukraine

UAV Lancet tập kích và gây hư hỏng chiến đấu cơ MiG-29 Ukraine đậu tại căn cứ Dolgintsevo, địa điểm cách tiền tuyến hơn 70 km.

Video được tài khoản Dnpero_Rub đăng trên mạng xã hội hôm 19/9 cho thấy quá trình máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet của Nga lao xuống tiêm kích MiG-29 Ukraine đang đậu tại căn cứ Dolgintsevo gần thành phố Kryvyi Rih thuộc tỉnh Dnipro, miền trung Ukraine.

UAV tự sát Nga tấn công tiêm kích Ukraine

UAV Lancet tập kích và gây hư hỏng chiến đấu cơ MiG-29 Ukraine đậu tại căn cứ Dolgintsevo, địa điểm cách tiền tuyến hơn 70 km.

Video được tài khoản Dnpero_Rub đăng trên mạng xã hội hôm 19/9 cho thấy quá trình máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet của Nga lao xuống tiêm kích MiG-29 Ukraine đang đậu tại căn cứ Dolgintsevo gần thành phố Kryvyi Rih thuộc tỉnh Dnipro, miền trung Ukraine.

https://video.vnexpress.net/embed/v_385221

Tướng Mỹ nói Ukraine giành lại hơn nửa lãnh thổ Nga kiểm soát

Tướng Milley nhận định Ukraine đã phản công và giành lại hơn 54% lãnh thổ mà lực lượng Nga kiểm soát từ khi xung đột bùng phát.

Trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/9, đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nhận định “Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ chậm rãi và ổn định” khi đẩy lực lượng Nga ra khỏi các khu vực đang kiểm soát.

“Ukraine tới nay giải phóng hơn 54% lãnh thổ Nga kiểm soát và tiếp tục duy trì thế chủ động chiến lược”, tướng Milley cho biết.

Đại tá Dave Butler, phát ngôn viên của tướng Milley, cho hay đây là toàn bộ những khu vực mà Ukraine đã giành lại từ khi Nga mở chiến dịch nhằm vào nước này hồi tháng 2/2022, trong đó có các địa phương quanh thủ đô Kiev và tỉnh Kharkov cũng như thành phố Kherson.

Binh sĩ Ukraine gần Bakhmut ngày 7/9. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine gần Bakhmut ngày 7/9. Ảnh: Reuters

Nhận định được tướng Milley đưa ra trong lúc đại diện quân đội hơn 50 quốc gia thuộc Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine nhóm họp tại Đức để thảo luận về các biện pháp viện trợ cho Kiev. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói Ukraine cần thêm các tổ hợp phòng không và khẳng định xe tăng M1 Abrams sẽ sớm được chuyển cho nước này.

Ông Putin: Nền kinh tế Nga đã hồi phục hoàn toàn

Ông Putin tuyên bố nền kinh tế Nga đã phục hồi sau thời gian chống chịu áp lực chưa từng thấy từ phương Tây.

“Nhìn chung, có thể nói rằng giai đoạn phục hồi nền kinh tế Nga đã hoàn thành. Chúng ta đã trụ vững trước áp lực bên ngoài ở mức độ chưa từng thấy, với những lệnh cấm vận không ngừng nghỉ từ giới lãnh đạo phương Tây và một số quốc gia không thân thiện”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hôm nay khi dự cuộc họp về dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2024-2025.

Ông chủ Điện Kremlin khẳng định GDP Nga đã đạt mức tương đương năm 2021, nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là “thiết lập những điều kiện để phát triển ổn định và lâu dài”.

Tổng thống Nga nói rằng nhiều chỉ số then chốt của nền kinh tế thể hiện tốt hơn kỳ vọng. GDP Nga từng được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay, nhưng đã được điều chỉnh thành tăng trưởng 1,2% và có thể đạt mức 2,5-2,8% vào cuối năm. Nhu cầu tiêu dùng và ngành công nghiệp sản xuất cũng ghi nhận đà tăng trưởng tốt.

Tổng thống Putin trong cuộc họp ngân sách liên bang tại Moskva hôm 18/9. Ảnh: Reuters

Tổng thống Putin trong cuộc họp ngân sách liên bang tại Moskva hôm 18/9. Ảnh: Reuters

Ông Putin thừa nhận vẫn có một phần thâm hụt nhỏ trong tổng ngân sách năm 2023, nhưng nhấn mạnh chính phủ Nga đã ghi nhận thặng dư ngân sách trong tháng 8.

“Nguồn thu ngoài dầu mỏ và khí đốt cao hơn đáng kể so với chỉ số năm 2022. Trong khi đó, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt trong tháng 7-8 đã hồi phục tương đương mức năm ngoái. Nếu tính đến tình hình thị trường thế giới, đà tăng trưởng chủ động vẫn được duy trì”, Tổng thống Nga cho hay.

Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc gặp nhau

Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau tại Moskva để thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có Mỹ và Ukraine.

“Các cuộc thảo luận diễn ra một cách tin cậy và mang tính xây dựng vốn có trong đối thoại Nga – Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Vương Nghị ngày 18/9.

Cơ quan này cho biết ông Vương thông báo cho ông Lavrov về nội dung cuộc thảo luận với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó nhận định cuộc gặp giữa ông Vương và ông Sullivan là “thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng”.

“Các bên thảo luận chi tiết về tình hình hiện tại ở Ukraine, lưu ý rằng những nỗ lực giải quyết khủng hoảng là vô ích nếu không tính đến lợi ích và đặc biệt là không có có sự tham gia của Nga”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) tại Moskva ngày 18/9. Ảnh: BNG Nga

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) tại Moskva ngày 18/9. Ảnh: BNG Nga

“Hai bên nêu rõ sự gần gũi trong lập trường liên quan những hành động của Mỹ trên trường quốc tế, trong đó có những hành vi mang tính chất chống Nga và Trung Quốc“, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Ngoại  trưởng Đức – Ukraine  họp  báo  căng  thẳng

Bruxelles/Berlin. Áp lực ngày càng tăng đối với chính phủ liên bang trong việc mở rộng ồ ạt việc cung cấp vũ khí cho Ukraine: nhu cầu của Ukraine đối với tên lửa hành trình tấn công Taurus của Đức ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ ở Đức cả trong liên minh và Liên minh.

Nhưng Đức  vân chưa chuyển  giao  cho  Ukraine  ?

Chính phủ liên bang cũng phải đối mặt với những kỳ vọng tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng và chuyên gia quân sự cấp cao tại căn cứ không quân Mỹ ở Ramstein.

Tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lại dồn sức cho Taurus như vậy, những vũ khí này có thể làm được gì? Ukraine cần gì cho cuộc tấn công của mình? Các nước phương Tây khác đang cung cấp những gì, tại sao chính phủ liên bang lại do dự? Đọc bình luận: Đưa Kim Ngưu sang Ukraine nhanh chóng? Can đảm để thận trọng!

Hà  Huy,  biên  tập  20/09/2023

Related Posts